Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ công nghệ như thế nào?
- Nội dung hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành gồm những gì?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ công nghệ như thế nào?
- Ngoài hỗ trợ đào tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành còn được hỗ trợ những gì?
Nội dung hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về nội dung hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết như sau:
Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
1. Hỗ trợ đào tạo
a) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí tổ chức khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên sâu tại doanh nghiệp nhưng không quá 50 triệu đồng/khoá/năm/doanh nghiệp;
b) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí đào tạo cho học viên của doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu phát triển của ngành, chuỗi giá trị nhưng không quá 10 triệu đồng/học viên/năm và không quá 03 học viên/doanh nghiệp/năm.
Theo đó, các nội dung hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành gồm:
- Hỗ trợ chi phí tổ chức khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên sâu tại doanh nghiệp;
- Hỗ trợ chi phí đào tạo cho học viên của doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu phát triển của ngành, chuỗi giá trị.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ công nghệ như thế nào?
Hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Hình từ Internet)
Theo điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định 80/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành sẽ được hỗ trợ tối đa 50% chi phí tổ chức khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên sâu tại doanh nghiệp nhưng không quá 50 triệu đồng/khoá/năm/doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT quy định cụ thể về nội dung hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành như sau:
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sản xuất, chế biến
...
1. Hỗ trợ đào tạo tại doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
Tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT quy định về nội dung hỗ trợ đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
- Chuyên đề đào tạo: Mục 4 Phụ lục 3.1 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT.
- Thời lượng đào tạo: Từ 05 đến 28 ngày (có thể không liên tục). Trong đó, có thể bố trí tối đa 40% thời lượng để học viên thực hành (nếu cần).
- Đối tượng học viên: Người lao động, người quản lý các bộ phận chuyên môn, người quản lý điều hành của DNNVV. Số lượng học viên tối thiểu/khóa: 10.
- Tổ chức đào tạo: Mục 4 Phụ lục 3.2 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT.
Ngoài hỗ trợ đào tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành còn được hỗ trợ những gì?
Theo Điều 25 Nghị định 80/2021/NĐ-CP thì bên cạnh hỗ trợ đào tạo, việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành còn gồm có những nội dung sau:
* Hỗ trợ nâng cao năng lực liên kết sản xuất và kinh doanh
- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn đánh giá toàn diện năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn cải tiến, nâng cấp kỹ thuật chuyên sâu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm cải thiện năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu kết nối, trở thành nhà cung cấp của doanh nghiệp đầu chuỗi nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
* Hỗ trợ thông tin, phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường
- Miễn phí tra cứu thông tin về các sự kiện kết nối với doanh nghiệp đầu chuỗi, quy trình tìm kiếm, xác định nhu cầu đặt hàng của các doanh nghiệp đầu chuỗi trên Cổng thông tin và các trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Miễn phí tra cứu thông tin về hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trên Cổng thông tin và các trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
- Hỗ trợ tối đa 50% chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp và không quá 02 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp đăng ký thành công tài khoản trên sàn thương mại điện tử quốc tế;
- Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia tại hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với sự kiện tổ chức trong nước và không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với sự kiện tổ chức ở nước ngoài;
- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn tìm kiếm thông tin, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị nhưng không quá 20 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
* Hỗ trợ tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng
- Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở nhưng không quá 10 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp; hợp đồng tư vấn xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
- Hỗ trợ tối đa 50% chi phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;
- Hỗ trợ 100% chi phí cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật nhưng không quá 20 triệu đồng/sản phẩm/năm/doanh nghiệp.
* Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng
- Hỗ trợ 100% chi phí thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chi phí chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng nhưng không quá 30 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;
- Hỗ trợ tối đa 50% chi phí đặt hàng các cơ sở, viện, trường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhưng không quá 30 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;
- Hỗ trợ tối đa 50% chi phí sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp.
Châu Văn Trọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?