Doanh nghiệp phát triển hạ tầng tại Khu công nghệ cao đầu tư vào các lĩnh vực gì? Xin Giấy phép đầu tư với cơ quan nào?
Doanh nghiệp Khu công nghệ cao có bao gồm doanh nghiệp phát triển hạ tầng không?
Căn cứ Điều 10 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 112 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Doanh nghiệp Khu công nghệ cao
1. Doanh nghiệp khu công nghệ cao là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động trong khu công nghệ cao, bao gồm: doanh nghiệp phát triển hạ tầng, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp dịch vụ công nghệ cao, Công ty phát triển khu công nghệ cao, doanh nghiệp dịch vụ dân sinh và doanh nghiệp chế xuất.
2. Doanh nghiệp Khu công nghệ cao có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Lựa chọn hình thức đầu tư.
b) Được giao đất, thuê đất hoặc thuê lại đất đã xây dựng cơ sở hạ tầng; thuê hoặc mua nhà xưởng.
c) Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
d) Được chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất theo các quy định của pháp luật. Bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi đã quy định tại hợp đồng mà bên chuyển nhượng đã ký kết với doanh nghiệp phát triển hạ tầng hoặc Công ty phát triển Khu công nghệ cao, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
đ) Được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định.
e) Hoạt động phù hợp với qui định tại Giấy phép đầu tư.
g) Cung cấp thông tin cho Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan theo quy định.
h) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy doanh nghiệp phát triển hạ tầng là một trong năm loại hình doanh nghiệp công nghệ cao hoạt động tại Khu công nghệ cao.
Doanh nghiệp phát triển hạ tầng tại Khu công nghệ cao đầu tư vào các lĩnh vực gì? Xin Giấy phép đầu tư với cơ quan nào? (hình từ internet)
Doanh nghiệp phát triển hạ tầng tại Khu công nghệ cao đầu tư vào các lĩnh vực nào?
Theo Điều 11 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP quy định như sau:
Doanh nghiệp phát triển hạ tầng
1. Doanh nghiệp phát triển hạ tầng là doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, nhà xưởng và các công trình khác trong Khu công nghệ cao theo dự án đã được phê duyệt.
2. Doanh nghiệp phát triển hạ tầng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế này.
b) Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình; thực hiện duy tu, bảo dưỡng các công trình do doanh nghiệp xây dựng.
c) Vận động đầu tư vào Khu công nghệ cao.
d) Sau 2 năm kể từ ngày có quyết định phê duyệt dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, nếu doanh nghiệp phát triển hạ tầng không triển khai thực hiện dự án, Ban Quản lý Khu công nghệ cao sẽ xem xét, thu hồi quyết định phê duyệt dự án.
Theo đó, doanh nghiệp phát triển hạ tầng là doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, nhà xưởng và các công trình khác trong Khu công nghệ cao theo dự án đã được phê duyệt.
Doanh nghiệp phát triển hạ tầng muốn đầu tư vào Khu công nghệ cao cần xin Giấy phép đầu tư với cơ quan nào?
Điều 6 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP
Thẩm quyền và thủ tục đầu tư vào Khu công nghệ cao
1. Ban Quản lý Khu công nghệ cao hướng dẫn nhà đầu tư về thủ tục đầu tư vào Khu công nghệ cao; tiếp nhận hồ sơ, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư được uỷ quyền; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền.
2. Đối với các dự án đầu tư được ủy quyền, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý Khu công nghệ cao phải xem xét, quyết định và thông báo cho nhà đầu tư việc cấp hay từ chối cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Trường hợp từ chối, Ban Quản lý Khu công nghệ cao phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền, Ban Quản lý Khu công nghệ cao có trách nhiệm làm đầu mối giúp các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư theo nguyên tắc một cửa, tại chỗ.
4. Dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao được lập theo quy định của pháp luật, có giải trình rõ việc đáp ứng những điều kiện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Các ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài được xem xét đồng thời trong quá trình thẩm định cấp Giấy phép đầu tư và được quy định trong Giấy phép đầu tư. Các ưu đãi đối với dự án đầu tư trong nước được quy định trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
Chiếu theo quy định này thì doanh nghiệp phát triển hạ tầng muốn đầu tư vào Khu công nghệ cao cần xin Giấy phép đầu tư với Ban Quản lý Khu công nghệ cao.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khu công nghệ cao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?