Doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được giải thể khi nào? Mẫu văn bản đề nghị giải thể doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc muốn nhờ giải đáp như sau: Doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được giải thể khi nào? Mẫu văn bản đề nghị giải thể doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định thế nào? Câu hỏi của anh NHT từ Quảng Bình.

Doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được giải thể khi nào?

Việc giải thể doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:

Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chấm dứt hoạt động chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được giải thể; chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chỉ được chấm dứt hoạt động khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
2. Việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
...

Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được giải thể khi nào? Mẫu văn bản đề nghị giải thể doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định thế nào?

Doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được giải thể khi nào? (Hình từ Internet)

Việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp tái bảo hiểm khi giải thể được thực hiện theo thứ tự nào?

Việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 55 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:

Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chấm dứt hoạt động chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
...
2. Việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Khoản trả tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm đối với các yêu cầu đòi bồi thường, trả tiền bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chấp thuận chi trả giá trị hoàn lại, giá trị tài khoản hợp đồng bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm;
c) Nợ thuế;
d) Các khoản nợ khác.
3. Sau khi hoàn thành việc thanh toán các khoản nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm gửi Bộ Tài chính hồ sơ giải thể, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam gửi Bộ Tài chính hồ sơ chấm dứt hoạt động. Hồ sơ giải thể của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; chấm dứt hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm:
...

Như vậy, theo quy định, việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp tái bảo hiểm khi giải thể được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

(1) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

(2) Khoản trả tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm đối với các yêu cầu đòi bồi thường, trả tiền bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chấp thuận chi trả giá trị hoàn lại, giá trị tài khoản hợp đồng bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm;

(3) Nợ thuế;

(4) Các khoản nợ khác.

Mẫu văn bản đề nghị giải thể doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định thế nào?

Mẫu văn bản đề nghị giải thể doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định tại khoản 3 Điều 55 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:

Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chấm dứt hoạt động chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
...
3. Sau khi hoàn thành việc thanh toán các khoản nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm gửi Bộ Tài chính hồ sơ giải thể, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam gửi Bộ Tài chính hồ sơ chấm dứt hoạt động. Hồ sơ giải thể của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; chấm dứt hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động do người đại diện theo pháp luật ký, trong đó nêu rõ lý do giải thể, chấm dứt hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm), Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam);
c) Văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Luật Kinh doanh bảo hiểm hoặc văn bản chấm dứt áp dụng biện pháp kiểm soát đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 115 Luật Kinh doanh bảo hiểm;
...

Như vậy, mẫu văn bản đề nghị giải thể doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định theo mẫu tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

Mẫu văn bản đề nghị giải thể doanh nghiệp bảo hiểm được quy định thế nào?

TẢI VỀ mẫu văn bản đề nghị giải thể doanh nghiệp tái bảo hiểm tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp tái bảo hiểm

Nguyễn Thị Hậu

Doanh nghiệp tái bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp tái bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp tái bảo hiểm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Phụ lục bảng kê các hợp đồng tái bảo hiểm đã thực hiện mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo doanh thu tái bảo hiểm quý của doanh nghiệp tái bảo hiểm là mẫu nào? Tải về mẫu này ở đâu?
Pháp luật
Doanh nghiệp tái bảo hiểm được sử dụng các nguồn vốn nào để thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài?
Pháp luật
Doanh nghiệp tái bảo hiểm được đầu tư ra nước ngoài dưới các hình thức nào? Doanh nghiệp tái bảo hiểm được đầu tư ra nước ngoài từ các nguồn vốn nào?
Pháp luật
Mẫu Văn bản đề nghị chuyển đổi hình thức doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Doanh nghiệp tái bảo hiểm bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động thì có được giao kết hợp đồng tái bảo hiểm mới hay không?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị thay đổi Tổng giám đốc doanh nghiệp tái bảo hiểm là mẫu nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Mẫu báo cáo cung cấp thông tin về người quản lý của doanh nghiệp tái bảo hiểm trong cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm là mẫu nào?
Pháp luật
Vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, doanh nghiệp tái bảo hiểm có được kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ không?
Pháp luật
Doanh nghiệp tái bảo hiểm thay đổi mức vốn điều lệ có cần sự chấp thuận của Bộ Tài chính không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào