Doanh nghiệp tăng giá cước viễn thông không hợp lý so với giá thành gây bất ổn thị trường thì Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xử lý ra sao?

Cho tôi hỏi doanh nghiệp viễn thông tiến hành xác định giá cước viễn thông dựa trên những căn cứ nào? Cần tuân thủ những nguyên tắc gì khi xác định giá? Trường hợp doanh nghiệp tăng giá cước viễn thông không hợp lý so với giá thành gây bất ổn thị trường thì Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xử lý ra sao? Câu hỏi của anh Tùng từ TP.HCM

Để xác định giá cước viễn thông thì cần tuân thủ những nguyên tắc gì? Việc xác định giá cước được dựa trên những căn cứ nào?

Căn cứ Điều 54 Luật Viễn thông 2009 quy định về nguyên tắc xác định giá cước viễn thông như sau:

Nguyên tắc xác định giá cước viễn thông
1. Tôn trọng quyền tự xác định và cạnh tranh về giá cước của doanh nghiệp viễn thông.
2. Bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông; lợi ích của Nhà nước.
3. Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh và thực hiện hoạt động viễn thông công ích.
4. Thực hiện bình đẳng, không phân biệt trong quản lý và quy định giá cước viễn thông, trừ trường hợp cần khuyến khích doanh nghiệp mới tham gia thị trường

Theo đó, khi xác định giá cước viễn thông thì doanh nghiệp viễn thông cần tuân thủ các nguyên tắc nêu trên. Việc xác định giá cước viễn thông cần dựa trên một số căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Viễn thông 2009 như sau:

(1) Chính sách và mục tiêu phát triển viễn thông từng thời kỳ; pháp luật về giá, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

(2) Trên cơ sở giá thành, quan hệ cung – cầu trên thị trường và tương quan phù hợp với giá cước viễn thông của các nước trong khu vực và trên thế giới;

(3) Không bù chéo giữa các dịch vụ viễn thông.

Doanh nghiệp tăng giá cước viễn thông không hợp lý so với giá thành gây bất ổn thị trường thì Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xử lý ra sao?

Giá cước viễn thông (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp tăng giá cước viễn thông không hợp lý so với giá thành gây bất ổn thị trường thì Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xử lý ra sao?

Căn cứ Điều 56 Luật Viễn thông 2009 quy định về trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc quản lý giá cước viễn thông như sau:

Quản lý giá cước viễn thông
1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Quy định về quản lý giá cước viễn thông; quyết định giá cước viễn thông do Nhà nước quy định;
b) Chủ trì phối hợp với Bộ Công thương quy định hoạt động khuyến mại trong cung cấp dịch vụ viễn thông;
c) Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định việc miễn, giảm giá cước viễn thông phục vụ hoạt động viễn thông công ích;
d) Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá cước viễn thông;
đ) Quy định phương pháp xác định giá thành dịch vụ viễn thông;
e) Kiểm soát, đình chỉ áp dụng giá cước viễn thông khi doanh nghiệp viễn thông áp đặt, phá giá giá cước viễn thông gây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông khác và Nhà nước.
2. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm:
a) Quyết định giá cước dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp cung cấp, trừ dịch vụ thuộc danh mục giá cước viễn thông do Nhà nước quy định;
b) Trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án giá cước dịch vụ viễn thông do Nhà nước quy định;
c) Hạch toán chi phí, xác định giá thành, niêm yết, thông báo giá cước dịch vụ viễn thông;
d) Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá cước viễn thông;
đ) Không được áp đặt, phá giá giá cước viễn thông gây mất ổn định thị trường, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, của doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước.

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp tăng giá cước viễn thông không hợp lý so với giá thành gây bất ổn thị trường thì Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành kiểm soát và đình chỉ áp dụng giá cước viễn thông của doanh nghiệp để tránh gây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông khác và Nhà nước.

Việc kiểm soát giá cước viễn thông khi doanh nghiệp tăng giá không hợp lý được Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện ra sao?

Theo khoản 5 Điều 38 Nghị định 25/2011/NĐ-CP thì trường hợp giá cước dịch vụ viễn thông tăng không hợp lý so với giá thànhg, ây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, của doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thực hiện hoặc chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thực hiện các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá cước viễn thông sau đây:

(1) Quy định giá cước tối đa, giá cước tối thiểu, khung giá cước dịch vụ viễn thông;

(2) Kiểm soát các yếu tố hình thức giá cước dịch vụ viễn thông;

(3) Công khai thông tin về giá cước;

(4) Quy định cơ chế quản lý giá cước viễn thông theo từng thời kỳ;

(5) Quyết định đình chỉ thực hiện mức giá cước dịch vụ viễn thông không hợp lý do doanh nghiệp viễn thông đã quyết định;

(6) Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá cước dịch vụ viễn thông.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ viễn thông

Trần Thành Nhân

Dịch vụ viễn thông
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ viễn thông có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ viễn thông
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh mục dịch vụ viễn thông phải đăng ký điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông gồm dịch vụ nào?
Pháp luật
Nội dung tối thiểu của điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực viễn thông bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông giữa các doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở nào?
Pháp luật
Giá cước thông thường trung bình thanh toán của dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về được quy định như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có cần phải thông báo cho người sử dụng về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông không?
Pháp luật
Các cuộc gọi 116 từ số máy cố định có được miễn giá cước không? Doanh nghiệp viễn thông có phải định tuyến cuộc gọi 116 không?
Pháp luật
Sản lượng dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về là gì? Doanh nghiệp viễn thông có thuê bao có nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Việc cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông cần phải tuân thủ theo những quy định nào của pháp luật?
Pháp luật
Hướng dẫn cách bật 5G trên điện thoại android và ios? Chi tiết các bước bật 5G trên điện thoại thế nào?
Pháp luật
Danh sách khu vực phủ sóng 5G VIETTEL? Hướng dẫn cách bật 5G cho hệ điều hành android và ios chi tiết, cụ thể?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào