Doanh nghiệp ứng phó bão Yagi như thế nào? Người lao động có được trả lương trong thời gian xảy ra bão Yagi hay không?

Để ứng phó bão Yagi doanh nghiệp cần chuẩn bị những công tác gì? Người lao động có được trả lương trong thời gian xảy ra bão Yagi hay không? Theo quy định hiện nay thì tốc độ gió của siêu bão Yagi như thế nào?

Doanh nghiệp ứng phó bão Yagi như thế nào?

Theo CẬP NHẬT TIN BÃO KHẨN CẤP (BÃO SỐ 3 - YAGI) và các chỉ đạo ứng phó, vị trí tâm siêu bão Yagi ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 115,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 460km về phía Đông.

Bão Yagi có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10km/h.

Để ứng phó bão Yagi các doanh nghiệp vùng Bắc bộ và Bắc Trung Bộ cần thực hiện các công tác sau:

(1) Xác định các rủi ro của doanh nghiệp và nhân viên khi bão Yagi đến

Doanh nghiệp cần xem xét các loại thiên tai và bản chất của từng loại thiên tai, cũng như các rủi ro về sức khỏe và tác động tiềm tàng của nó đến các công trình và dịch vụ công cộng.

Sau khi đánh giá các rủi ro đó, doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch khẩn cấp cho công ty mình.

(2) Giữ an toàn và đảm bảo quyền cho người lao động khi bão Yagi đến

Để đảm bảo an toàn cho người lao động trong mùa bão lũ, doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách để giữ an toàn và đảm bảo quyền cho người lao động như quyền được trả lương và được nghỉ sau thiên tai, và quyền từ chối làm việc vì lý do sức khỏe và an toàn,...

Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Theo đó, doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện công tác giữ an toàn và đảm bảo quyền cho người lao động khi có thiên tai ngay khi tuyển dụng lao động.

Trong hợp đồng lao động, doanh nghiệp có thể thêm các điều khoản về ứng phó thiên tai vào trong hợp đồng lao động.

Trong đó, nêu rõ các phương án ứng phó khi xảy ra thiên tai, tiền lương của người lao động trong thời gian có thiên tai, vấn đề cung cấp việc làm khi có thiên tai,...và các vấn đề khác.

(3) Diễn tập các biện pháp ứng phó thiên tai khi bão Yagi đến

Dựa theo khoản 1 Điều 26 Luật Phòng chống thiên tai 2013 (sửa đổi bởi điểm d khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023) thì doanh nghiệp có thể diễn tập các biện pháp ứng phó với bão yagi như:

- Sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;

- Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;

- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công trình;

- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai;

- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Doanh nghiệp ứng phó bão Yagi như thế nào? Người lao động có được trả lương trong thời gian xảy ra bão Yagi hay không?

Doanh nghiệp ứng phó bão Yagi như thế nào? Người lao động có được trả lương trong thời gian xảy ra bão Yagi hay không? (Hình từ Internet)

Người lao động có được trả lương trong thời gian xảy ra bão Yagi hay không?

Căn cứ Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương ngừng việc như sau:

Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Như vậy, trường hợp người lao động phải nghỉ làm do bão yagi thì người lao động vẫn sẽ được hưởng lương ngừng việc theo thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Tốc độ gió của siêu bão Yagi như thế nào?

Tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:

Cấp gió

Bô-pho

Tốc độ gió

m/s

Tốc độ gió

km/h

Độ cao sóng trung bình

m

Mức độ nguy hại

0

1

2

3

0-0,2

0,3 - 1,5

1,6 - 3,3

3,4 - 5,4

< 1

1-5

6 - 11

12 - 19

-

0,1

0,2

0,6


Gió nhẹ

Không gây nguy hại

4

5

5,5 - 7,9

8,0 - 10,7

20 - 28

29 - 38

1,0

2,0

- Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động, ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu

- Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm

6

7

10,8 - 13,8

13,9 - 17,1

39 - 49

50 - 61

3,0

4,0

- Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió.

- Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

8

9

17,2 - 20,7

20,8 - 24,4

62 - 74

75 - 88

5,5

7,0

- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.

- Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền

10

11

24,5 - 28,4

28,5 - 32,6

89 -102

103 - 117

9,0

11,5

- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng.

- Biển động dữ đội. Làm đắm tàu biển

12

13

14

15

16

17

32,7 - 36.9

37,0 - 41,4

41,5 - 46,1

46,2 - 50,9

51,0 - 56,0

56,1 - 61,2

118 - 133

134 - 149

150 - 166

167 - 183

184 - 201

202 - 220

14,0

- Sức phá hoại cực kỳ lớn.

- Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn

Theo bảng phục lục trên thì tốc độ gió của siêu bão Yagi như sau:

- Cấp gió 16: tốc độ gió có thể đạt từ 51,0 - 56,0 m/s và từ 184 - 201 Km/h.

- Cấp gió 17: tốc độ gió có thể đạt từ 56,1 - 61,2 m/s và từ 202 - 220 Km/h.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ứng phó thiên tai

Trần Thành Nhân

Ứng phó thiên tai
Siêu bão yagi
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ứng phó thiên tai có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ứng phó thiên tai Siêu bão yagi
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn quản lý gia súc gia cầm trong khi ngập lụt? Mức hỗ trợ thiệt hại đối với gia súc gia cầm là bao nhiêu?
Pháp luật
Dự báo thông tin bão Yagi mới nhất phải có những nội dung nào? Hộ gia đình có nhà ở bị sập do bão Yagi gây ra có được hỗ trợ chi phí làm nhà ở?
Pháp luật
Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty và cách viết mẫu thông báo khẩn về việc nghỉ tránh bão như thế nào?
Pháp luật
Tình hình bão Yagi: Mấy giờ bão về đến Hà Nội? Người dân có thể thực hiện những biện pháp nào để ứng phó bão Yagi?
Pháp luật
Cập nhật bão Yagi: Tại sao người dân không nên ra ngoài khi đột nhiên lặng gió? Những vùng nào được xem là chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Yagi?
Pháp luật
App xem bão Yagi được tải nhiều nhất hiện nay? Hướng di chuyển tâm bão Yagi hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Siêu bão Yagi: Bão cấp 17 mạnh như thế nào? Nhà nước có những biện pháp nào để ứng phó bão Yagi?
Pháp luật
Bão số 3 Yagi đổ bộ vào đâu đầu tiên? Nhà nước có hỗ trợ chi phí cho các hộ gia đình có nhà ở bị sập do bão số 3 Yagi gây ra hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp ứng phó bão Yagi như thế nào? Người lao động có được trả lương trong thời gian xảy ra bão Yagi hay không?
Pháp luật
Bão Yagi ảnh hưởng tỉnh nào nhất? Bão Yagi có thể trở thành siêu bão khi sức gió đạt tới cấp mấy theo quy định hiện nay?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào