Doanh nghiệp vay lại vốn vay ODA xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm thế nào? Đồng tiền cho vay lại được quy định thế nào?
- Doanh nghiệp vay lại vốn vay ODA xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm thế nào?
- Đồng tiền cho vay lại vốn vay ODA từ nước ngoài được quy định thế nào? Có phải quy đổi thành tiền Việt Nam khi vay hay không?
- Có thể xin gia hạn thời hạn trả nợ khi thực hiện việc vay lại vốn vay ODA từ nước ngoài hay không?
Doanh nghiệp vay lại vốn vay ODA xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm thế nào?
Doanh nghiệp vay lại vốn vay ODA xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 97/2018/NĐ-CP có nêu như sau:
Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm
1. Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:
Trước ngày 30/6 năm thứ năm của kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, để đăng ký kế hoạch vay lại cho 05 năm tiếp theo, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Bên vay lại) gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau:
a) Đánh giá tình hình thực hiện, tình hình giải ngân các khoản cho vay lại đã ký kết, dự kiến tổng số giải ngân trong giai đoạn 05 năm hiện tại;
b) Đăng ký nhu cầu giải ngân các khoản cho vay lại đã ký kết, nhu cầu vay mới để cho vay lại giai đoạn 05 năm tiếp theo; kèm theo đánh giá sơ bộ về khả năng bố trí nguồn trả nợ;
c) Ý kiến của cơ quan chủ quản về đăng ký nhu cầu giải ngân của các chủ dự án đối với các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Hạn mức cho vay lại 05 năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là một bộ phận trong kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương. Quy trình xây dựng hạn mức cho vay lại thực hiện theo quy định của Nghị định về quản lý nợ chính quyền địa phương.
3. Căn cứ chỉ tiêu an toàn nợ công; chỉ tiêu tổng mức vay và bội chi của ngân sách địa phương trong kế hoạch tài chính 05 năm đối với phân cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm, báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội.
Như vậy doanh nghiệp vay lại vốn vay ODA xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm như sau:
Trước ngày 30/6 năm thứ năm của kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, để đăng ký kế hoạch vay lại cho 05 năm tiếp theo doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Bên vay lại) gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau:
- Đánh giá tình hình thực hiện, tình hình giải ngân các khoản cho vay lại đã ký kết, dự kiến tổng số giải ngân trong giai đoạn 05 năm hiện tại;
- Đăng ký nhu cầu giải ngân các khoản cho vay lại đã ký kết, nhu cầu vay mới để cho vay lại giai đoạn 05 năm tiếp theo; kèm theo đánh giá sơ bộ về khả năng bố trí nguồn trả nợ;
- Ý kiến của cơ quan chủ quản về đăng ký nhu cầu giải ngân của các chủ dự án đối với các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng tiền cho vay lại vốn vay ODA từ nước ngoài được quy định thế nào? Có phải quy đổi thành tiền Việt Nam khi vay hay không?
Tại Điều 6 Nghị định 97/2018/NĐ-CP quy định về đồng tiền cho vay lại như sau:
Đồng tiền cho vay lại và thu nợ cho vay lại
1. Đồng tiền cho vay lại là đồng tiền Chính phủ vay nước ngoài.
2. Đồng tiền thu nợ cho vay lại là đồng tiền cho vay lại. Trường hợp bên vay lại trả nợ bằng Đồng Việt Nam, cơ quan cho vay lại áp dụng tỷ giá bán đồng tiền cho vay lại tại thời điểm trả nợ do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố để thu nợ.
Như vậy đồng tiền cho vay lại sẽ là đồng tiền Chính phủ vay nước ngoài. Không có yêu cầu phải thực hiện việc quy đổi ra tiền Việt Nam khi vay.
Có thể xin gia hạn thời hạn trả nợ khi thực hiện việc vay lại vốn vay ODA từ nước ngoài hay không?
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 97/2018/NĐ-CP về Gia hạn thời gian trả nợ với vốn vay lại vốn vay ODA từ nước ngoài như sau:
Gia hạn thời hạn trả nợ
1. Trường hợp bên vay lại gặp khó khăn tạm thời do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng do thiên tai, địch họa, thay đổi chính sách, bối cảnh kinh tế trực tiếp có ảnh hưởng bất lợi đến dự án, dẫn đến dự án đầu tư bị chậm tiến độ, chưa đạt đủ doanh thu dự kiến để trả nợ, sau khi đã áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không trả được nợ đúng hạn:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định việc gia hạn thời gian trả nợ, thời gian ân hạn đối với khoản vay lại, nhưng không vượt quá thời gian trả nợ, thời gian ân hạn của khoản vay nước ngoài;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn thời gian trả nợ, thời gian ân hạn đối với khoản vay lại vượt quá thời gian trả nợ, thời gian ân hạn của khoản vay nước ngoài.
...
Như vậy, trong trường hợp gặp khó khăn tạm thời do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng do dẫn đến dự án đầu tư bị chậm tiến độ, chưa đạt đủ doanh thu dự kiến để trả nợ, sau khi đã áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không trả được nợ đúng hạn thì cơ quan có chức năng xem xét việc gia hạn thời gian trả nợ đối với khoản vay lại.
Nhưng thời gian gia hạn nói trên không vượt quá thời gian trả nợ, thời gian ân hạn của khoản vay nước ngoài.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vốn vay ODA có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?