Doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài thì có bắt buộc phải có hợp đồng không?
Doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài thì có bắt buộc phải có hợp đồng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 45 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài như sau:
Hành vi vi phạm về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài mà không có hợp đồng theo quy định.
...
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:
Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Theo quy định trên, doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài thì bắt buộc phải có hợp đồng.
Nếu doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài mà không có hợp đồng theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Gia công hàng hóa (Hình từ Internet)
Hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài gồm những nội dung tối thiểu sau:
+ Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
+ Tên, số lượng sản phẩm gia công.
+ Giá gia công.
+ Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
+ Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
+ Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).
+ Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
+ Địa điểm và thời gian giao hàng.
+ Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài có những quyền và nghĩa vụ nào?
Theo khoản 2 Điều 42 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy dịnh về quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công như sau:
Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công
...
2. Đối với bên nhận gia công:
a) Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công và đối với sản phẩm gia công xuất khẩu.
b) Được thuê thương nhân khác gia công.
c) Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước.
d) Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện thì phải tuân thủ các quy định về giấy phép, điều kiện.
đ) Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
e) Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công.
...
Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 42 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Gia công hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?