Đối tượng được thăm gặp người bị tạm giam gồm những ai? Khi đến thăm gặp người bị tạm giam thì cần xuất trình những giấy tờ gì?
Đối tượng được thăm gặp người bị tạm giam gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định về đối tượng, thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:
Đối tượng, thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định tại khoản 8, Điều 3 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.
...
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì thân nhân của người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giam mà người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định:
Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
...
3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.
Như vậy, đối tượng được thăm gặp người bị tạm giam gồm thân nhân của người bị tạm giam được quy định cụ thể trên và người bào chữa được gặp người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định.
Thăm gặp người bị tạm giam (Hình từ Internet)
Người đến thăm gặp người bị tạm giam cần xuất trình những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định:
Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
...
2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;
không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.
Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.
....
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định như sau:
Đối tượng, thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam
...
2. Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh; giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Như vậy, thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giam phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau:
- Giấy chứng minh nhân dân;
- Hộ chiếu;
- Thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh;
- Giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giam.
Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Người bào chữa được gặp người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh và phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.
Người bị tạm giam được gặp thân nhân mấy lần trong tháng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
...
Theo đó, người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng. Trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người bị tạm giam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?