Đối tượng nào được cấp Giấy phép xuống tàu? Giá trị sử dụng của Giấy phép xuống tàu được quy định thế nào?
Đối tượng nào được cấp Giấy phép xuống tàu?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về đối tượng được cấp Giấy phép xuống tàu như sau:
Cấp Giấy phép xuống tàu
1. Đối tượng được cấp Giấy phép xuống tàu
a) Giấy phép xuống tàu thời hạn 12 tháng:
Cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài thuộc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thường xuyên xuống tàu thuyền nước ngoài làm việc không quá 12 tháng, trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng;
b) Giấy phép xuống tàu thời hạn 03 tháng:
Cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài thuộc các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp có nhu cầu thường xuyên xuống tàu thuyền nước ngoài, người nước ngoài xuống tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài làm việc không quá 03 tháng, trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng.
...
Theo đó, Giấy phép xuống tàu thời hạn 12 tháng sẽ được cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài thuộc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thường xuyên xuống tàu thuyền nước ngoài làm việc không quá 12 tháng (trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng).
Và Giấy phép xuống tàu thời hạn 03 tháng được cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài thuộc các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp có nhu cầu thường xuyên xuống tàu thuyền nước ngoài, người nước ngoài xuống tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài làm việc không quá 03 tháng (trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng).
Đối tượng nào được cấp Giấy phép xuống tàu? Giá trị sử dụng của Giấy phép xuống tàu được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Giá trị sử dụng của Giấy phép xuống tàu được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về giá trị sử dụng của Giấy phép xuống tàu như sau:
Cấp Giấy phép xuống tàu
...
2. Giá trị sử dụng của Giấy phép xuống tàu
a) Giấy phép xuống tàu do một đơn vị Biên phòng cửa khẩu cảng cấp chỉ có giá trị sử dụng tại cửa khẩu cảng do đơn vị Biên phòng cửa khẩu cảng đó quản lý;
b) Khi hoạt động tại cửa khẩu cảng, người được cấp giấy phép có hành vi vi phạm pháp luật bị thu hồi Giấy phép xuống tàu.
...
Theo quy định trên, Giấy phép xuống tàu do một đơn vị Biên phòng cửa khẩu cảng cấp chỉ có giá trị sử dụng tại cửa khẩu cảng do đơn vị Biên phòng cửa khẩu cảng đó quản lý.
Thủ tục cấp Giấy phép xuống tàu được thực hiện theo quy trình như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 77/2017/NĐ-CP về thủ tục cấp Giấy phép xuống tàu như sau:
Cấp Giấy phép xuống tàu
...
3. Thủ tục cấp Giấy phép xuống tàu
a) Người đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu hoặc đại diện cơ quan, doanh nghiệp chủ quản nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng các loại giấy tờ sau:
Giấy tờ phải nộp: Giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu của cơ quan, doanh nghiệp chủ quản; 01 danh sách trích ngang của người đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu, thực hiện theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; riêng người đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu thời hạn 12 tháng phải nộp 01 ảnh màu cỡ 02 cm x 03 cm.
Giấy tờ phải xuất trình đối với người nước ngoài: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
b) Ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ quy định tại điểm a khoản này, Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện cấp Giấy phép xuống tàu;
c) Lệ phí cấp Giấy phép xuống tàu theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
...
Theo đó, người đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu hoặc đại diện cơ quan, doanh nghiệp chủ quản nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng các loại giấy tờ được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 24 nêu trên.
Và ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ quy định tại điểm a khoản này, Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện cấp Giấy phép xuống tàu. Lệ phí cấp Giấy phép xuống tàu theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Biên phòng cửa khẩu cảng từ chối cấp Giấy phép xuống tàu trong trường hợp nào?
Theo khoản 5 Điều 24 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về cấp Giấy phép xuống tàu như sau:
Cấp Giấy phép xuống tàu
...
5. Biên phòng cửa khẩu cảng từ chối cấp Giấy phép xuống tàu và phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do đối với các trường hợp:
a) Vì lý do quốc phòng, an ninh;
b) Người đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu thuộc diện chưa cho xuất cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam; sử dụng giấy tờ tùy thân giả mạo hoặc hết giá trị;
c) Cần thiết để bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phòng, chống dịch bệnh.
Như vậy, Biên phòng cửa khẩu cảng từ chối cấp Giấy phép xuống tàu các trường hợp sau:
+ Vì lý do quốc phòng, an ninh.
+ Người đề nghị cấp Giấy phép xuống tàu thuộc diện chưa cho xuất cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam; sử dụng giấy tờ tùy thân giả mạo hoặc hết giá trị.
+ Cần thiết để bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phòng, chống dịch bệnh.
Và việc từ chối cấp Giấy phép xuống tàu này phải được trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép xuống tàu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?