Đối tượng nào được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng theo Luật Đất đai mới?
Đất rừng phòng hộ là đất gì?
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024 thì đất rừng phòng hộ thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi Điều 9 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) thì đất rừng phòng hộ là đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai…; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Đất rừng phòng hộ bao gồm:
- Đất có rừng phòng hộ là rừng tự nhiên: Là đất mà theo thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng phòng hộ đạt tiêu chuẩn rừng tự nhiên theo quy định, có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung;
- Đất có rừng phòng hộ là rừng trồng: Là đất mà theo thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng phòng hộ đạt tiêu chuẩn rừng trồng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng, cải tạo rừng tự nhiên, trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng;
- Đất đang được sử dụng để phát triển rừng phòng hộ: Là đất mà theo thống kê, kiểm kê diện tích đất đã được giao, cho thuê sử dụng vào mục đích rừng phòng hộ và đã, đang được trồng rừng (rừng mới trồng) hoặc đang trong giai đoạn khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi tái sinh có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng.
Đất rừng phòng hộ là đất gì? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng theo Luật Đất đai mới?
Đối tượng được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng được quy định tại Điều 185 Luật Đất đai 2024 như sau:
Đất rừng phòng hộ
1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho các đối tượng sau đây:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Tổ chức kinh tế đối với đất rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích đất rừng sản xuất của tổ chức đó;
c) Cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ;
d) Cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ.
2. Các đối tượng được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ quy định tại khoản 1 Điều này được xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
3. Người được Nhà nước giao đất quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng không được ghi nhận tài sản là tài sản công trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
4. Người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 3 Điều này, trừ trường hợp ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, được thực hiện quyền của người sử dụng đất và phải bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 8 Điều 45 của Luật này.
Như vậy, theo quy định, Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng cho các đối tượng sau đây:
(1) Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
(2) Tổ chức kinh tế đối với đất rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích đất rừng sản xuất của tổ chức đó;
(3) Cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ;
(4) Cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ.
Lưu ý:
- Các đối tượng được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ nói trên được xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
- Người được Nhà nước giao đất theo quy định trên được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng không được ghi nhận tài sản là tài sản công trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Hạn mức giao đất rừng phòng hộ cho cá nhân là bao nhiêu ha?
Hạn mức giao đất rừng phòng hộ cho cá nhân được quy định tại khoản 3 Điều 176 Luật Đất đai 2024 như sau:
Hạn mức giao đất nông nghiệp
...
3. Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất là rừng trồng.
...
Như vậy, theo quy định trên thì hạn mức giao đất rừng phòng hộ cho cá nhân là không quá 30 ha.
Lưu ý: Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ các trường hợp sau:
- Điều 190 Luật Đất đai 2024 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2024.
- Việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị quyết 61/2022/QH15 về tiếp tục tăng, cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.
Khoản 9 Điều 60 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị quyết 61/2022/QH15 hết hiệu lực.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Rừng phòng hộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?