Đối tượng nào được nhận hỗ trợ phục hồi chức năng theo Chương trình trợ giúp người khuyết tật? Nội dung hỗ trợ thế nào?
- Đối tượng nào được nhận hỗ trợ chi phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình theo Chương trình trợ giúp người khuyết tật?
- Nội dung hỗ trợ cho người khuyết tật phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình theo Chương trình trợ giúp người khuyết tật như thế nào?
- Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ theo Chương trình trợ giúp người khuyết tật đến từ đâu?
Đối tượng nào được nhận hỗ trợ chi phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình theo Chương trình trợ giúp người khuyết tật?
Hỗ trợ người khuyết tật phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 03/2022/TT-BTC quy định như sau:
Nội dung và mức chi đặc thù của Chương trình trợ giúp người khuyết tật
…
3. Chi phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình
a) Đối tượng nhận hỗ trợ
- Trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số;
- Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số;
Theo đó, đối tượng nhận hỗ trợ phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình theo Chương trình trợ giúp người khuyết tật bao gồm:
- Trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số;
- Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Nội dung hỗ trợ cho người khuyết tật phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình theo Chương trình trợ giúp người khuyết tật như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 03/2022/TT-BTC thì những khoản hỗ trợ cho người khuyết tật phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình theo Chương trình trợ giúp người khuyết tật bao gồm:
- Chi hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình, hỗ trợ phục hồi năng dựa vào cộng đồng trong trường hợp bảo hiểm y tế không thanh toán:
Mức chi theo giá dịch vụ y tế do cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở y tế công lập tại thời điểm thực hiện;
- Chi hỗ trợ khám sau khi phẫu thuật chỉnh hình để xác định tình trạng sức khỏe và đưa ra giải pháp điều trị tiếp:
Nội dung khám theo chỉ định của bác sỹ; Mức chi theo giá dịch vụ y tế do cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở y tế công lập tại thời điểm thực hiện;
- Hỗ trợ chi phí đi lại cho đối tượng quy định tại điểm a khoản này và 01 người di cùng (nếu có) từ nơi cư trú đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại:
Mức hỗ trợ theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương.
Trường hợp bố trí bằng phương tiện của cơ quan, đơn vị, mức hỗ trợ bằng 0,2 lít xăng/km tính theo số km thực tế và giá xăng tại thời điểm vận chuyển.
Trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng thỏa thuận, phù hợp với giá cả trên địa bàn tại thời điểm thuê;
- Chi hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng quy định tại điểm a khoản này và 01 người đi cùng (nếu có) trong thời gian phẫu thuật chỉnh hình:
Mức hỗ trợ 70.000 đồng/người/ngày.
Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ theo Chương trình trợ giúp người khuyết tật đến từ đâu?
Tại Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BTC quy định như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề án liên quan khác (nếu có) để thực hiện các hoạt động của Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi để triển khai các nội dung hoạt động của Quyết định số 1929/QĐ-TTg và Quyết định số 112/QĐ-TTg. Đối với các địa phương tự cân đối ngân sách, ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện một số nội dung hoạt động của Quyết định số 1929/QĐ-TTg và Quyết định số 112/QĐ-TTg: xây dựng, triển khai nhân rộng mô hình; đào tạo và nâng cao năng lực.
Theo quy định trên thì nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ người khuyết tật theo Chương trình trợ giúp người khuyết tật sẽ đến từ các nguồn sau:
- Kinh phí bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề án liên quan khác (nếu có) để thực hiện các hoạt động của Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, Ngân sách trung ương còn bổ sung có mục tiêu cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi để triển khai các nội dung hoạt động của Chương trình này.
Đối với các địa phương tự cân đối ngân sách, ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện một số nội dung hoạt động của Chương trình như: xây dựng, triển khai nhân rộng mô hình; đào tạo và nâng cao năng lực.
Châu Văn Trọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình trợ giúp người khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?