Đối tượng nào được thực hiện sao chép, phục hồi dữ liệu điện tử được cho là có giá trị chứng minh tội phạm?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau theo quy định của pháp luật thì đối tượng nào được thực hiện sao chép, phục hồi dữ liệu điện tử được cho là có giá trị chứng minh tội phạm? Câu hỏi của anh T.T.Q đến từ TP.HCM.

Việc thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức trên không gian mạng có thuộc biện pháp bảo vệ an ninh mạng không?

Căn cư tịa điểm k khoản 1 Điều 5 Luật An ninh mạng 2018 về biện pháp bảo vệ an ninh mạng như sau:

Biện pháp bảo vệ an ninh mạng
1. Biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
a) Thẩm định an ninh mạng;
b) Đánh giá điều kiện an ninh mạng;
c) Kiểm tra an ninh mạng;
d) Giám sát an ninh mạng;
đ) Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
e) Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;
g) Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;
h) Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;
i) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
k) Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;
l) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;
m) Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

Như vậy, việc thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức trên không gian mạng thuộc biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

Đối tượng nào được thực hiện sao chép, phục hồi dữ liệu điện tử được cho là có giá trị chứng minh tội phạm?

Dữ liệu điện tử

Đối tượng nào được thực hiện sao chép, phục hồi dữ liệu điện tử được cho là có giá trị chứng minh tội phạm? (Hình từ Internet)

Căn cứ tại điểm a khoản 4 Điều 20 Nghị định 53/2022/NĐ-CP về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng

Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng
...
4. Nguyên tắc sao chép, phục hồi dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng:
a) Trường hợp dữ liệu điện tử được cho là có giá trị chứng minh tội phạm mà cần phải sao chép, phục hồi hoặc nếu muốn sao chép, phục hồi dữ liệu điện tử, người thực hiện sao chép, phục hồi phải có thẩm quyền để sao chép, phục hồi và phải quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Lập biên bản cho các hoạt động sao chép, phục hồi chứng cứ điện tử, trường hợp cần thiết có thể mời một bên thứ ba độc lập tham gia, chứng kiến, xác nhận quy trình này.
5. Thu giữ phương tiện lưu trữ, truyền đưa, xử lý dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng được thực hiện theo quy định pháp luật.
6. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng quyết định áp dụng biện pháp thu thập dữ liệu điện tử để phục vụ điều tra các vụ việc vi phạm, tội phạm gây mất an ninh, an toàn thông tin, xâm phạm an ninh quốc gia, an ninh quân đội trên không gian mạng.

Như vậy, trường hợp dữ liệu điện tử được cho là có giá trị chứng minh tội phạm mà cần phải sao chép, phục hồi hoặc nếu muốn sao chép, phục hồi dữ liệu điện tử, người thực hiện sao chép, phục hồi phải có thẩm quyền để sao chép, phục hồi và phải quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Cũng theo quy định này, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng sẽ quyết định áp dụng biện pháp thu thập dữ liệu điện tử để phục vụ điều tra các vụ việc vi phạm, tội phạm gây mất an ninh, an toàn thông tin, xâm phạm an ninh quốc gia, an ninh quân đội trên không gian mạng.

Chính sách phổ biến kiến thức về an ninh mạng được thực hiện trong phạm vi nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 34 Luật An ninh mạng 2018 về phổ biến kiến thức về an ninh mạng như sau:

Phổ biến kiến thức về an ninh mạng
1. Nhà nước có chính sách phổ biến kiến thức về an ninh mạng trong phạm vi cả nước, khuyến khích cơ quan nhà nước phối hợp với tổ chức tư nhân, cá nhân thực hiện chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức về an ninh mạng.
2. Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng và triển khai hoạt động phổ biến kiến thức về an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng và triển khai hoạt động phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân của địa phương.

Như vậy, Nhà nước có chính sách phổ biến kiến thức về an ninh mạng trong phạm vi cả nước, khuyến khích cơ quan nhà nước phối hợp với tổ chức tư nhân, cá nhân thực hiện chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức về an ninh mạng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh mạng

Phan Thanh Thảo

An ninh mạng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An ninh mạng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh mạng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ phải giữ vững gì trên không gian mạng trong mọi tình huống?
Pháp luật
Các hoạt động bảo vệ an ninh mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 30/10/2024 như thế nào?
Pháp luật
Đã có Quyết định 3238 ngày 30/10/2024 về quy chế quản lý và sử dụng mạng máy tính đảm bảo an ninh mạng Bộ GD&ĐT?
Pháp luật
Trình tự thủ tục ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
Pháp luật
Khắc phục sự cố an ninh mạng là gì? Cá nhân phải tham gia khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
Pháp luật
Thế nào là an ninh mạng và bảo vệ an ninh mạng? Nhà nước ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong phát triển kinh tế - xã hội?
Pháp luật
Tường lửa là gì? Cố ý vượt qua tường lửa để lấy cắp thông tin dữ liệu của người khác bị phạt mấy năm tù?
Pháp luật
Ngày An ninh mạng Việt Nam là ngày mấy? Hoạt động bảo vệ an ninh mạng phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Kiểm tra an ninh mạng có phải là một biện pháp bảo vệ an ninh mạng không? Thực hiện kiểm tra an ninh mạng theo trình tự thủ tục nào?
Pháp luật
Đánh giá điều kiện an ninh mạng có phải là biện pháp bảo vệ an ninh mạng không? Việc đánh giá điều kiện an ninh mạng được thực hiện theo trình tự nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào