Đối với hàng hóa đã thông quan mà người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung như thế nào?
Theo hướng dẫn tại mục 4 Công văn 1400/TCHQ-TXNK ngày 21/04/2022 trả lời về vấn đề hàng hóa đã thông quan mà người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung như sau:
Quy định về việc khai hải quan như thế nào?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Hải quan 2014 theo đó quy định về việc khai hải quan như sau:
- Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan.
- Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.
- Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định khác.
- Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:
+ Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
+ Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Người khai hải quan được nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để thông quan và hoàn chỉnh tờ khai hải quan trong thời hạn quy định tại Điều 43 và Điều 50 của Luật này, khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định.
- Hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Như vậy, qua nội dung trên có thể thấy rõ được quy định về khai hải quan. Trong đó có quy định về trường hợp người hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung đối với hàng hóa đã được thông quan.
Hàng hóa đã được thông quan có được phép khai bổ sung trong trường hợp dưới đây? Trách nhiệm người khai hải quan trong thủ tục khai bổ sung khi hàng hóa đã được thông quan?
Trường hợp khai bổ sung khi hàng hóa đã được thông quan được quy định như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 20 Thông tư 39/2018/TT-BTC), theo đó quy định
“Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...
b) Khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan:
Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật; sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:
b.1) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
b.2) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, đối với hàng hóa đi thuê, mượn thuộc các tờ khai tạm nhập đăng ký từ ngày 15/10/2019 (ngày có hiệu lực của Thông tư số 60/2019/TT-BTC) và chưa tái xuất, doanh nghiệp thuê, mượn xác định có sai sót trong việc khai trị giá hải quan và thuộc các trường hợp được phép khai bổ sung tờ khai hải quan theo trị giá tính thuế của hàng đi thuê, mượn quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính nêu trên thì thực hiện khai bổ sung theo quy định.
Bên cạnh đó, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra các điều kiện để được khai bổ sung, trị giá hải quan khai bổ sung, chính sách thuế và các quy định về khai bổ sung để xử lý theo quy định.
Trách nhiệm người khai hải quan trong thủ tục khai bổ sung khi hàng hóa đã được thông quan?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 20 Thông tư 39/2018/TT-BTC), theo đó:
Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua hệ thống, cụ thể như sau:
- Phiếu cân hàng của cảng (đối với hàng rời, hàng xá) hoặc Chứng từ kiểm kiện của cảng hoặc Biên bản ghi nhận tại hiện trường giám định về số lượng, trọng lượng của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hoặc Kết quả giám định số lượng, chủng loại của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định: 01 bản chụp;
- Phiếu nhập kho của người nhập khẩu đối với tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc Phiếu xuất kho của người xuất khẩu đối với tờ khai hải quan xuất khẩu: 01 bản chụp;
- Biên bản nhận hàng có đại diện người bán ký xác nhận hoặc Bảng quyết toán có xác nhận của người mua và người bán về số lượng, kết quả phân loại cấp độ thương mại của hàng hóa và số tiền thanh toán theo thực tế: 01 bản chụp.
Trường hợp Bảng quyết toán không có đủ xác nhận của người mua và người bán thì phải có xác nhận của người khai hải quan trên chứng từ;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể hiện nội dung thỏa thuận về việc chấp nhận sự sai lệch về số lượng, chủng loại và cách thức quyết toán số tiền thanh toán theo thực tế tương ứng và hình thức thanh toán: 01 bản chụp;
- Chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chụp;
- Giấy phép đã điều chỉnh về số lượng đối với những hàng hóa phải có giấy phép: 01 bản chính. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp chứng từ này.
Quá 30 ngày kể từ ngày thông quan mà người khai hải quan không được cơ quan quản lý nhà nước cho phép điều chỉnh giấy phép hoặc cấp giấy phép bổ sung với lượng hàng hóa chênh lệch thì phải tái xuất lượng hàng nằm ngoài giấy phép.
Đặng Anh Duy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khai hải quan có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?