Đối với tài sản không phải là vật chứng liên quan đến vụ án hình sự thì cơ quan điều tra phải trả lại cho chủ sở hữu trong thời hạn bao lâu?
- Đối với tài sản không phải là vật chứng liên quan đến vụ án hình sự thì cơ quan điều tra phải trả lại cho chủ sở hữu trong thời hạn bao lâu?
- Vật chứng liên quan đến vụ án hình sự được bảo quản như thế nào?
- Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng liên quan đến vụ án hình sự mà để mất mát, hư hỏng thì bị xử phạt thế nào?
Đối với tài sản không phải là vật chứng liên quan đến vụ án hình sự thì cơ quan điều tra phải trả lại cho chủ sở hữu trong thời hạn bao lâu?
Việc trả lại tài sản không phải là vật chứng liên quan đến vụ án hình sự được quy định tại khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Xử lý vật chứng
...
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, theo quy định, cơ quan điều tra có quyền trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ không phải là vật chứng liên quan đến vụ án hình sự cho chủ sở hữu.
Đối với tài sản không phải là vật chứng liên quan đến vụ án hình sự thì cơ quan điều tra phải trả lại cho chủ sở hữu trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Vật chứng liên quan đến vụ án hình sự được bảo quản như thế nào?
Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì vật chứng liên quan đến vụ án hình sự là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Vật chứng liên quan đến vụ án hình sự phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. Việc bảo quản vật chứng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
(1) Vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập.
Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được thực hiện theo quy định của Chính phủ;
(2) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác.
Nếu vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án;
Vật chứng là vi khuẩn nguy hại, bộ phận cơ thể người, mẫu mô, mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người được bảo quản tại cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật;
(3) Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;
(4) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước để quản lý;
(5) Vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng liên quan đến vụ án hình sự mà để mất mát, hư hỏng thì bị xử phạt thế nào?
Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng liên quan đến vụ án hình sự được quy định tại khoản 2 Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Bảo quản vật chứng
...
2. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật.
Như vậy, theo quy định, người có trách nhiệm bảo quản vật chứng liên quan đến vụ án hình sự mà để mất mát, hư hỏng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Trường hợp làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vụ án hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?