Đối với thể loại phim là phim hành động thì nội dung phim phải được mô tả như thế nào để phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau đối với thể loại phim là phim hành động thì nội dung phim phải được mô tả như thế nào để phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên? Câu hỏi của anh V.X.Q đến từ Thái Bình.

Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên là Loại T13 (13+) đúng không?

Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 32 Luật Điện ảnh 2022 về phân loại phim cụ thể như sau:

Phân loại phim
1. Phim được phân loại theo nội dung để phổ biến phù hợp với độ tuổi người xem hoặc không được phép phổ biến như sau:
a) Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi;
b) Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên;
c) Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên;
d) Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên;
đ) Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ;
e) Loại C: Phim không được phép phổ biến.

Như vậy, phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên là phim loại T13.

Đối với thể loại phim là phim hành động thì nội dung phim phải được mô tả như thế nào để phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên?

Tiêu chí phân loại phim của phim hành động phải được mô tả như thế nào để phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên (phim loại T13) được quy định tại Phụ lục Tiêu chí phân loại phim ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL cụ thể như sau:

Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên
a) Chủ đề, nội dung
- Nội dung phim không phản ánh những vấn đề khiến nhận thức, cảm xúc của người xem ở lứa tuổi từ đủ 13 bị lệch lạc, tâm lý bị xáo trộn hoặc rơi vào tình trạng lo sợ, bi quan, buồn chán, tác động tiêu cực đến việc hình thành và phát triển tính cách của người xem trong độ tuổi đang lớn;
- Đối với thể loại phim hành động, kinh dị hoặc có chủ đề lạm dụng trẻ em, cần miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không diễn ra thường xuyên và không khai thác sâu.
b) Bạo lực
- Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành vi bạo lực được miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không diễn ra thường xuyên, tác động đến người xem ở mức độ nhẹ và phải phù hợp với chủ đề, nội dung phim;
- Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả chi tiết về vết thương gây đau đớn, thương tích hoặc cảnh giết người;
- Không được miêu tả bạo lực tình dục.
c) Khỏa thân, tình dục
- Có thể có các hình ảnh khỏa thân nửa người từ phía sau, được miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không có thời lượng kéo dài, không diễn ra thường xuyên và không liên quan đến hoạt động tình dục;
- Đối với phim có nội dung, chủ đề đặc biệt như lịch sử, hoặc tài liệu về chiến tranh, diệt chủng, trong các phim khoa giáo, phim liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, cách sống của thổ dân, dân tộc thiểu số hoặc phong tục tập quán của quốc gia, vùng lãnh thổ giới thiệu trong phim: có thể có hình ảnh khỏa thân trực diện hoặc toàn bộ cơ thể người nhưng được miêu tả ở mức độ nhẹ, không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài;
- Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả hoạt động tình dục.
d) Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện
Có thể có các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện nhưng nhằm mục đích lên án, phản đối những hành vi đó hoặc có mục đích, thông điệp giáo dục rõ ràng; được miêu tả ở mức độ nhẹ, không miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên và phải phù hợp với chủ đề, nội dung phim.
đ) Kinh dị
Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị được miêu tả ở mức độ trung bình, không chi tiết và không diễn ra thường xuyên, tạo cảm giác đe dọa đến người xem ở mức độ nhẹ. Kết quả nên mang tính trấn an và giải toả.
e) Ngôn ngữ thô tục
Như mức phân loại K.
g) Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước
- Như mức phân loại K;
- Không miêu tả chi tiết về những hành vi nguy hiểm tiềm ẩn mà người xem từ đủ 13 tuổi có thể bắt chước, trừ trường hợp hành vi đó được thể hiện một cách an toàn hay có tính hài hước;
- Không miêu tả chi tiết các hung khí dễ dàng tiếp cận như dao kéo, vật sắc nhọn, vật thể dễ gây tổn thương. Không có các hình ảnh thể hiện hành vi chống đối xã hội mà người xem từ đủ 13 tuổi có khả năng sao chép, bắt chước.

Như vậy, đối với thể loại phim là phim hành động thì nội dung phim phải được mô tả như sau để phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên:

- Nội dung phim không phản ánh những vấn đề khiến nhận thức, cảm xúc của người xem ở lứa tuổi từ đủ 13 bị lệch lạc, tâm lý bị xáo trộn hoặc rơi vào tình trạng lo sợ, bi quan, buồn chán, tác động tiêu cực đến việc hình thành và phát triển tính cách của người xem trong độ tuổi đang lớn;

- Đối với thể loại phim hành động, kinh dị hoặc có chủ đề lạm dụng trẻ em, cần miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không diễn ra thường xuyên và không khai thác sâu.

Đối với thể loại phim là phim hành động thì nội dung phim phải được mô tả như thế nào để phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên?

Đối với thể loại phim là phim hành động thì nội dung phim phải được mô tả như thế nào để phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên?(Hình từ Internet)

Tổ chức, cá nhân có được chiếu toàn bộ nội dung phim để quảng cáo khi chưa có Giấy phép phân loại phim không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 25 Luật Điện ảnh 2022 về Quảng cáo phim cụ thể như sau:

Quảng cáo phim
1. Tổ chức, cá nhân được quảng cáo phim thông qua đoạn giới thiệu phim hoặc các thông tin liên quan đến bộ phim trước, trong quá trình sản xuất, phát hành, phổ biến phim theo quy định của pháp luật về quảng cáo và không được vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân không được chiếu toàn bộ nội dung phim để quảng cáo khi chưa có Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng.

Như vậy, tổ chức, cá nhân không được chiếu toàn bộ nội dung phim để quảng cáo khi chưa có Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân loại phim

Phan Thanh Thảo

Phân loại phim
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phân loại phim có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân loại phim
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phim T18 là gì? Trẻ em có được xem phim T18 không? Các tiêu chí giúp nhận biết phim T18 là gì?
Pháp luật
Phim loại C là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh dẫn đến phim không được phép phổ biến?
Pháp luật
Phim loại K là gì? Trẻ em có được xem phim loại K không? 07 Nội dung tiêu chí phân loại phim đối với phim loại K là gì?
Pháp luật
Rạp chiếu phim bị phạt 80 triệu đồng khi để người xem phim không đúng độ tuổi theo phân loại phim trong trường hợp nào?
Pháp luật
Trẻ em có được xem phim dành cho người từ 18 tuổi trở lên trong rạp chiếu phim khi đi cùng cha mẹ hay không?
Pháp luật
Phim nào chỉ người từ 18 tuổi trở lên mới có thể xem trong rạp chiếu phim theo quy định pháp luật? Cách nhận biết như thế nào?
Pháp luật
Phim loại K chỉ được xem khi đủ bao nhiêu tuổi trở lên? Phim loại K được phân loại dựa trên những tiêu chí nào?
Pháp luật
Phân loại phim được quy định như thế nào? Ai có thẩm quyền trong việc phân loại phim theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được cấp Giấy phép phân loại phim đối với phim hoạt hình nhập khẩu hay không?
Pháp luật
Có thu hồi Giấy phép phân loại phim trong trường hợp thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim là giả mạo không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào