Đối với tư vấn án lệ hình sự thì Hội đồng tư vấn án lệ bao gồm những ai? Án lệ hình sự được thông qua khi nào?
Đối với tư vấn án lệ hình sự thì Hội đồng tư vấn án lệ bao gồm những ai?
Căn cứ Điều 5 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định về Hội đồng tư vấn án lệ như sau:
Hội đồng tư vấn án lệ
1. Hội đồng tư vấn án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập gồm có ít nhất 09 thành viên. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, các thành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia về pháp luật và 01 đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao (đồng thời là Thư ký Hội đồng).
Trường hợp tư vấn án lệ về hình sự thì thành phần của Hội đồng tư vấn án lệ phải có đại diện Cơ quan điều tra của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Hội đồng tư vấn án lệ có trách nhiệm thảo luận cho ý kiến đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ.
3. Việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ được thực hiện thông qua phiên họp thảo luận trực tiếp hoặc bằng văn bản. Chủ tịch Hội đồng tư vấn án lệ quyết định phương thức lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kết quả tư vấn.
Theo quy định trên, Hội đồng tư vấn án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập gồm có ít nhất 09 thành viên.
Đối với tư vấn án lệ hình sự thì Hội đồng tư vấn án lệ bao gồm những thành viên sau:
+ Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao.
+ Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao.
+ Đại diện Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia về pháp luật.
+ Đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao (đồng thời là Thư ký Hội đồng).
+ Đại diện Cơ quan điều tra của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Án lệ (Hình từ Internet)
Án lệ hình sự được thông qua khi nào?
Theo Điều 6 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định về thông qua án lệ như sau:
Thông qua án lệ
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để thảo luận, biểu quyết thông qua án lệ.
2. Án lệ được xem xét thông qua khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Được phát triển từ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án và đã được lấy ý kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị quyết này;
b) Được Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất;
c) Được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất;
d) Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
3. Phiên họp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành.
4. Kết quả biểu quyết phải được ghi vào biên bản phiên họp lựa chọn, thông qua án lệ của Hội đồng Thẩm phán và là căn cứ để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố án lệ.
Theo đó, án lệ hình sự được thông qua khi phiên họp biểu quyết thông qua án lệ có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tham gia và có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Án lệ hình sự được công bố gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP về công bố án lệ như sau:
Công bố án lệ
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành quyết định công bố án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua.
2. Nội dung công bố bao gồm:
a) Số, tên án lệ;
b) Số, tên bản án, quyết định của Tòa án có nội dung được phát triển thành án lệ;
c) Tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý của án lệ;
d) Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ;
đ) Từ khóa về những tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ;
e) Các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Tòa án có liên quan đến án lệ;
g) Nội dung của án lệ.
3. Án lệ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao; được gửi cho các Tòa án, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và được đưa vào Tuyển tập án lệ để xuất bản.
Như vậy, án lệ hình sự được công bố gồm những nội dung sau:
+ Số, tên án lệ.
+ Số, tên bản án, quyết định của Tòa án có nội dung được phát triển thành án lệ.
+ Tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý của án lệ.
+ Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ.
+ Từ khóa về những tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ.
+ Các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Tòa án có liên quan đến án lệ.
+ Nội dung của án lệ.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Án lệ hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?