Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là mẫu nào?
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài?
- Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm những tài liệu gì?
- Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không hợp lệ thì xử lý như thế nào?
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài?
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo Mẫu 04 quy định Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
Tải Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Tại đây.
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm những tài liệu gì?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm có:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
- Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn y phù hợp với các đối tượng hành nghề quy định tại Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Giấy xác nhận quá trình thực hành:
+ Trường hợp thực hành tại Việt Nam thực hiện theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
+ Trường hợp thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì trong giấy xác nhận quá trình thực hành của người có thẩm quyền của cơ sở đó phải bảo đảm các nội dung sau đây: Họ và tên người thực hành; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ cư trú; số hộ chiếu (ngày cấp, nơi cấp); văn bằng chuyên môn; năm tốt nghiệp; nơi thực hành; thời gian thực hành; nhận xét về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người thực hành đó.
- Bản sao hợp lệ giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp.
- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
+ Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh.
+ Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc.
+ Đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ để khám bệnh, chữa bệnh:
++ Giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng theo quy định tại Điều 17 Nghị định 109/2016/NĐ-CP để khám bệnh, chữa bệnh.
++ Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 18 Nghị định 109/2016/NĐ-CP và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc.
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp hoặc giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nước ngoài cấp mà thời điểm cấp giấy chứng nhận sức khỏe tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không quá 12 tháng.
- Lý lịch tư pháp (áp dụng đối với trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động).
- Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không hợp lệ thì xử lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định trường hợp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không hợp lệ thì xử lý như sau:
- Đầu tiên, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.
- Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi hồ sơ bổ sung về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục thực hiện thủ tục theo quy định tại các khoản 2, 3 và điểm a khoản 4 Điều 10 Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Trường hợp hồ sơ bổ sung vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục hướng dẫn người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ đã có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu nhưng người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề không bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì phải thực hiện lại từ đầu hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng chỉ hành nghề có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?