Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dưới 1 năm có cần báo trước cho người sử dụng lao động không?
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dưới 1 năm có cần báo trước cho người sử dụng lao động không?
- Khi người sử dụng lao động trả lương không đúng thời hạn thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước đúng không?
- Trường hợp người lao động hưởng lương theo tháng thì được trả lương vào thời điểm nào?
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dưới 1 năm có cần báo trước cho người sử dụng lao động không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động một khoảng thời gian, cụ thể như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dưới 1 năm thì người lao động vẫn phải thông báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 03 ngày làm việc.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dưới 1 năm có cần báo trước cho người sử dụng lao động không? (Hình từ Internet)
Khi người sử dụng lao động trả lương không đúng thời hạn thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước đúng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
...
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Theo quy định nêu trên thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này.
Như vậy, khi người sử dụng lao động trả lương không đúng thời hạn thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019.
Cụ thể tại khoản 4 Điều 97 có quy định như sau: Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Trường hợp người lao động hưởng lương theo tháng thì được trả lương vào thời điểm nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
...
Như vậy, trong trường hợp người lao động hưởng lương theo tháng thì được trả lương một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?