Đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân thuộc Kiểm toán Nhà nước phải ghi rõ những thông tin gì?
- Đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân thuộc Kiểm toán Nhà nước phải ghi rõ những thông tin gì?
- Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì người tiếp nhận đơn tố cáo có trách nhiệm gì?
- Trong quá trình xử lý thông tin tố cáo nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan nhận được tố cáo có trách nhiệm gì?
Đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân thuộc Kiểm toán Nhà nước phải ghi rõ những thông tin gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Quy trình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo như sau:
Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
1. Hình thức tố cáo
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
a) Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
b) Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận yêu cầu người tố cáo nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân; hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ những thông tin sau đây:
(1) Ngày, tháng, năm tố cáo;
(2) Họ, tên, địa chỉ của người tố cáo;
(3) Nội dung tố cáo.
Lưu ý: Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ những thông tin sau:
(1) Họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo;
(2) Họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
Đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân thuộc Kiểm toán Nhà nước phải ghi rõ những thông tin gì? (Hình từ Internet)
Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì người tiếp nhận đơn tố cáo có trách nhiệm gì?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 15 Quy trình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo như sau:
Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
...
2. Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện thụ lý, xử lý thông tin tố cáo
a) Khi nhận được đơn tố cáo, Thanh tra KTNN, các đơn vị trực thuộc KTNN có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý đơn theo quy định.
- Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;
- Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
- Khi giải quyết tố cáo các đơn vị phải báo cáo bằng văn bản cho Thanh tra KTNN nêu rõ quyết định thụ lý hay không thụ lý giải quyết tố cáo và ghi rõ lý do nếu không thụ lý.
...
Như vậy, nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu.
Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Trong quá trình xử lý thông tin tố cáo nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan nhận được tố cáo có trách nhiệm gì?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 15 Quy trình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo như sau:
Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
...
2. Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện thụ lý, xử lý thông tin tố cáo
...
b) Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách nhiệm đề nghị Tổng KTNN chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.
Như vậy, trong quá trình xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan nhận được tố cáo có trách nhiệm đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn tố cáo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?