Đơn vị phát điện thỏa thuận với Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực trong việc chào giá để được lập lịch huy động không đúng quy định bị phạt như thế nào?
- Điều hành giao dịch thị trường điện lực là gì?
- Đơn vị phát điện thỏa thuận với Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực trong việc chào giá để được lập lịch huy động không đúng quy định bị phạt như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị phát điện thỏa thuận với Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực trong việc chào giá để được lập lịch huy động không đúng quy định là bao lâu?
Điều hành giao dịch thị trường điện lực là gì?
Điều hành giao dịch thị trường điện lực được giải thích tại khoản 13 Điều 3 Luật Điện lực 2004 thì điều hành giao dịch thị trường điện lực là hoạt động quản lý và điều phối các giao dịch mua bán điện và dịch vụ phụ trợ trên thị trường điện lực.
Điều hành giao dịch thị trường điện lực là gì? (Hình từ Internet)
Đơn vị phát điện thỏa thuận với Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực trong việc chào giá để được lập lịch huy động không đúng quy định bị phạt như thế nào?
Đơn vị phát điện thỏa thuận với Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực trong việc chào giá để được lập lịch huy động không đúng quy định bị phạt theo Điều 14 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về thị trường điện lực
...
7. Phạt tiền Đơn vị phát điện từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác cho việc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện năm và lịch huy động công suất hệ thống điện tháng, tuần hoặc cho việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trên thị trường điện lực theo Quy định về thị trường điện lực cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành;
b) Thỏa thuận với các Đơn vị phát điện khác trong việc chào giá để được lập lịch huy động;
c) Thỏa thuận trực tiếp hoặc gián tiếp với các đơn vị khác trong việc hạn chế hoặc kiểm soát công suất chào bán trên thị trường nhằm tăng giá trên thị trường giao ngay và làm ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện;
d) Thỏa thuận với Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực trong việc chào giá để được lập lịch huy động không đúng quy định.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là số tiền chênh lệch có được từ việc chào giá (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 7, điểm d khoản 8 Điều này.
Và Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền
...
3. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính được quy định do tổ chức thực hiện tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 9, Điều 10, khoản 4 và các khoản từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 20, khoản 2 Điều 21, Điều 23, Điều 31 Nghị định này.
Theo đó, đơn vị phát điện thỏa thuận với Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực trong việc chào giá để được lập lịch huy động không đúng quy định bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
Và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là số tiền chênh lệch có được từ việc chào giá (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để sung vào ngân sách nhà nước.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị phát điện thỏa thuận với Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực trong việc chào giá để được lập lịch huy động không đúng quy định là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị phát điện thỏa thuận với Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực trong việc chào giá để được lập lịch huy động không đúng quy định được quy định tại Điều 2 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP như sau:
Quy định về thời hiệu xử phạt, vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện, vi phạm hành chính nhiều lần
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là 01 năm; đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
2. Hành vi vi phạm đã kết thúc, hành vi vi phạm đang được thực hiện được xác định căn cứ quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị phát điện thỏa thuận với Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực trong việc chào giá để được lập lịch huy động không đúng quy định là 01 năm.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động điện lực có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?