Đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm những đơn vị nào? Cảnh hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam có kích thước như thế nào?
Đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm những đơn vị nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 61/2019/NĐ-CP như sau:
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam gồm:
1. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam:
a) Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4;
b) Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 1; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 2; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 3; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 4;
c) Đoàn Trinh sát số 1; Đoàn Trinh sát số 2;
d) Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.
3. Các cơ quan, đơn vị đầu mối và cấp cơ sở trực thuộc các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm:
(1) Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4;
(2) Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 1; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 2; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 3; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 4;
(3) Đoàn Trinh sát số 1; Đoàn Trinh sát số 2;
(4) Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.
Cảnh sát biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Cảnh hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam có kích thước như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 61/2019/NĐ-CP như sau:
Cảnh hiệu
1. Cảnh hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao năm cánh nổi màu vàng đặt trên nền đỏ tươi, xung quanh có hai bông lúa màu vàng đặt trên nền màu xanh dương, phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe răng lịch sử màu vàng, vành ngoài cảnh hiệu màu vàng, hai bên cảnh hiệu có cành tùng màu vàng.
2. Cảnh hiệu có bốn loại đường kính khác nhau gồm: 41 mm, 36 mm, 33 mm, 28 mm được dập liền với cành tùng kép màu vàng; ở phần dưới, chính giữa nơ cành tùng kép có chữ CSB màu đỏ. Đối với cảnh hiệu có đường kính 33 mm, chữ CSB màu đỏ nằm trên nửa bánh xe răng lịch sử màu vàng.
Như vậy, cảnh hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam có bốn loại đường kính khác nhau gồm: 41 mm, 36 mm, 33 mm, 28 mm được dập liền với cành tùng kép màu vàng;
Ở phần dưới, chính giữa nơ cành tùng kép có chữ CSB màu đỏ.
Đối với cảnh hiệu có đường kính 33 mm, chữ CSB màu đỏ nằm trên nửa bánh xe răng lịch sử màu vàng.
Việc sử dụng cảnh hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 61/2019/NĐ-CP như sau:
Quy định về quản lý, sử dụng cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam được sử dụng cho cán bộ, chiến sĩ thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng, thu hồi cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, thuê, mượn, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Thời gian và loại cảnh phục được sử dụng của các cơ quan, đơn vị thuộc Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện thống nhất theo quy định của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
5. Khi thực hiện nhiệm vụ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam phải mang cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục đúng quy định. Các trường hợp làm nhiệm vụ trinh sát, hóa trang, đấu tranh chuyên án, vụ án hình sự được mặc thường phục theo quy định của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
6. Khi thực hiện nhiệm vụ của đội danh dự, nhạc lễ, tiêu binh, đón tiếp theo nghi lễ Nhà nước, hoạt động đối ngoại, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam mang mặc trang phục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, việc sử dụng cảnh hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như sau:
(1) Cảnh hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam được sử dụng cho cán bộ, chiến sĩ thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam.
(2) Cảnh hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Việc sử dụng cảnh hiệu đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
(3) Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sử dụng trái phép cảnh hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
(4) Khi thực hiện nhiệm vụ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam phải mang cảnh hiệu đúng quy định.
Các trường hợp làm nhiệm vụ trinh sát, hóa trang, đấu tranh chuyên án, vụ án hình sự được mặc thường phục theo quy định của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
(5) Khi thực hiện nhiệm vụ của đội danh dự, nhạc lễ, tiêu binh, đón tiếp theo nghi lễ Nhà nước, hoạt động đối ngoại, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam mang mặc trang phục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảnh sát biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?