Đơn vị truyền tải điện có phải đối tượng tham gia thị trường điện lực không? Nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện là gì?
Đơn vị truyền tải điện có phải đối tượng tham gia thị trường điện lực không?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Điện Lực 2004 về đối tượng tham gia thị trường điện lực như sau:
Đối tượng tham gia thị trường điện lực
1. Đơn vị phát điện.
2. Đơn vị truyền tải điện.
3. Đơn vị phân phối điện.
4. Đơn vị bán buôn điện.
5. Đơn vị bán lẻ điện.
6. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia.
7. Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.
8. Khách hàng sử dụng điện.
Theo quy định trên, đơn vị truyền tải điện là đối tượng tham gia thị trường điện lực.
Đơn vị truyền tải điện (Hình từ Internet)
Đơn vị truyền tải điện có những quyền nào?
Theo khoản 1 Điều 40 Luật Điện Lực 2004, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 2 Luật điện lực sửa đổi 2012, được bổ sung bởi điểm a khoản 2 Điều 6 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 quy định về quyền của đơn vị truyền tải điện như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện
1. Đơn vị truyền tải điện có các quyền sau đây:
a) Hoạt động truyền tải điện theo giấy phép hoạt động điện lực;
b) Xây dựng và trình duyệt giá truyền tải điện;
c) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động truyền tải điện;
d) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động truyền tải điện;
d1) Đấu nối vào lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng khi đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, đơn vị truyền tải điện có những quyền được quy định tại khoản 1 Điều 40 nêu trên.
Trong đó có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động truyền tải điện.
Nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 40 Luật Điện Lực 2004, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Luật điện lực sửa đổi 2012, được bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 6 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 quy định về nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện
...
2. Đơn vị truyền tải điện có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị truyền tải điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy;
b) Bảo đảm cung cấp dịch vụ truyền tải và các dịch vụ phụ trợ cho các bên có liên quan, trừ trường hợp lưới điện bị quá tải theo xác nhận của cơ quan điều tiết điện lực;
c) Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;
d) Xử lý sự cố;
đ) Trường hợp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an toàn của trang thiết bị phải ngừng hoặc yêu cầu đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia giảm mức truyền tải điện nếu không có giải pháp khác;
e) Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện truyền tải đáp ứng nhu cầu truyền tải điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư thiết bị đo đếm điện và các thiết bị phụ trợ, trừ trường hợp có thoả thuận khác ảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật với đơn vị phát điện, đơn vị phân phối điện hoặc khách hàng sử dụng điện;
g) Báo cáo về khả năng sẵn sàng truyền tải, độ dự phòng của trang thiết bị truyền tải điện theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, cơ quan điều tiết điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Thông báo ngay cho đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi có sự cố về lưới điện truyền tải;
h1) Bảo đảm quyền đấu nối của các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực vào lưới điện truyền tải do mình đầu tư xây dựng; trường hợp từ chối đấu nối thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đơn vị truyền tải điện có những nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 40 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ bảo đảm cung cấp dịch vụ truyền tải và các dịch vụ phụ trợ cho các bên có liên quan, trừ trường hợp lưới điện bị quá tải theo xác nhận của cơ quan điều tiết điện lực.
Đồng thời bảo đảm quyền đấu nối của các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực vào lưới điện truyền tải do mình đầu tư xây dựng; trường hợp từ chối đấu nối thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Trần Thị Tuyết Vân
- Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022
- Luật điện lực sửa đổi 2012
- Luật Điện Lực 2004
- Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022
- Luật điện lực sửa đổi 2012
- Luật Điện Lực 2004
- Luật Điện Lực 2004
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn vị truyền tải điện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?