Động cơ đốt trong kiểu pittông trong phòng cháy chữa cháy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4933:2007 (ISO 06826:1997) quy định như thế nào?
- Động cơ đốt trong kiểu pittông trong phòng cháy chữa cháy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4933:2007 (ISO 06826:1997) quy định như thế nào?
- Động cơ đốt trong kiểu pittông trong phòng cháy chữa cháy phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Động cơ đốt trong kiểu pittông trong phòng cháy chữa cháy được nạp nhiên liệu như thế nào?
Động cơ đốt trong kiểu pittông trong phòng cháy chữa cháy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4933:2007 (ISO 06826:1997) quy định như thế nào?
Động cơ đốt trong kiểu pittông trong phòng cháy chữa cháy theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4933:2007 (ISO 06826:1997) cụ thể:
Tiêu chuẩn này cung cấp phương tiện phù hợp với các yêu cầu chủ yếu về an toàn và tạo điều kiện dễ dàng cho việc truyền đạt thông tin và sự hiểu biết giữa nhà sản xuất động cơ và khách hàng. Việc áp dụng tiêu chuẩn này phải theo sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất động cơ và khách hàng (AMC).
Các biện pháp yêu cầu cho phòng cháy chữa cháy rất khác nhau tùy thuộc vào kiểu và các ứng dụng của động cơ. Do đó không cần thiết hoặc không yêu cầu phải áp dụng tất cả các biện pháp này cho mỗi động cơ.
Vì lý do đó, một động cơ được cung cấp phù hợp với tiêu chuẩn này phải tuân theo tối thiểu là cấp cơ bản (xem điều 6) của tiêu chuẩn này. Sự phòng chống cháy của động cơ trong trường hợp này phải được ký hiệu bởi
Phòng cháy chữa cháy TCVN 4933:2007 (ISO 6826:1997)
Khi áp dụng các yêu cầu bổ sung để đưa ra các yêu cầu chủ yếu về an toàn cho một ứng dụng riêng của động cơ (nghĩa là, các yêu cầu đặc biệt được quy định trong điều 7), thì các yêu cầu an toàn này phải được quy định bằng cách thêm vào các mã đặc trưng thích hợp cho “ISO 6826” (“TCVN 4933”). Trong trường hợp này một động cơ có thể áp dụng tất cả các biện pháp về lựa chọn cấp cơ bản và thêm vào đó là các biện pháp bảo vệ được quy định trong các đặc trưng đã chọn.
Việc lựa chọn các yêu cầu đặc biệt phù hợp, với các mã đặc trưng A, B, vv... phải theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất động cơ và khách hàng (AMC). Để đáp ứng yêu cầu này nên sử dụng biểu mẫu cho trong Bảng A.1 để truyền đạt các yêu cầu đặc biệt. Sự chú dẫn của các yêu cầu đặc biệt được giới thiệu trong Bảng A.2.
Ví dụ về ký hiệu phòng cháy chữa cháy cho một ứng dụng riêng của một động cơ tuân theo cấp cơ bản và thêm vào đó là các yêu cầu đặc biệt (các mã đặc trưng C, K và P) được chọn từ tiêu chuẩn này là:
Phòng cháy chữa cháy TCVN 4933:2007 (ISO 6826:1997) C-K-P
Các mã đặc trưng, ví dụ C-K-P phải được biểu thị theo thứ tự vần chữ cái.
Động cơ đốt trong kiểu pittông trong phòng cháy chữa cháy
(Hình từ Internet)
Động cơ đốt trong kiểu pittông trong phòng cháy chữa cháy phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Yêu cầu của động cơ đốt trong kiểu pittông trong phòng cháy chữa cháy theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4933:2007 (ISO 06826:1997) cụ thể:
- Đối với các động cơ được sử dụng trên tàu thủy và các công trình ngoài khơi phải tuân theo các quy tắc của một hệ thống phân loại thì phải tuân theo các yêu cầu bổ sung của hệ thống phân loại này. Khách hàng phải liệt kê đưa ra hệ thống phân loại theo thứ tự ưu tiên.
Đối với các động cơ không được phân loại, các yêu cầu bổ sung cho mỗi trường hợp phải theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.
- Nếu phải đáp ứng các yêu cầu đặc biệt từ các quy định của bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào, ví dụ các cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra và/hoặc lập pháp thì khách hàng phải liệt kê cơ quan có thẩm quyền theo thứ tự ưu tiên.
Bất cứ các yêu cầu bổ sung thêm nào cũng phải theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.
Động cơ đốt trong kiểu pittông trong phòng cháy chữa cháy được nạp nhiên liệu như thế nào?
Nạp đầy nhiên liệu cho động cơ trong kiểu pittông trong phòng cháy chữa cháy theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4933:2007 (ISO 06826:1997) cụ thể:
Cấp cơ bản của động cơ
6.1. Hướng dẫn
Nhà sản xuất phải đưa ra hướng dẫn về lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng động cơ. Hướng dẫn phải bao gồm các quy trình kiểm tra để duy trì tính toàn vẹn của các bộ phận động cơ chứa chất lỏng dễ cháy, các đặc trưng của cấp cơ bản và tất cả các yêu cầu đặc biệt có thể áp dụng được. Cần đặc biệt chú ý tới việc kiểm tra sự hư hỏng do nhiệt hoặc rung động của các mối nối ống mềm và ống cứng.
Các động cơ xăng và động cơ gas phải được vận hành ở nơi có thông gió tốt để tránh xảy ra nổ trong trường hợp nhiên liệu bị rò rỉ.
6.2. Nạp đầy nhiên liệu cho động cơ
Các trang bị để nạp chất lỏng dễ cháy cho động cơ phải đảm bảo sao cho trong quá trình nạp, chất lỏng dễ cháy không tiếp xúc với các bề mặt có nhiệt độ cao, các bộ phận điện hoặc các bộ phận quay khi tuân theo quy trình được giới thiệu trong sổ tay vận hành.
6.3. Van xả và van khóa (đóng)
Van xả và van khóa phải được bố trí để có thể dễ dàng tiếp cận khi vận hành và bảo dưỡng.
Như vậy, động cơ đốt trong kiểu pittông trong phòng cháy chữa cháy được nạp nhiên liệu như sau:
Các trang bị để nạp chất lỏng dễ cháy cho động cơ phải đảm bảo sao cho trong quá trình nạp, chất lỏng dễ cháy không tiếp xúc với các bề mặt có nhiệt độ cao, các bộ phận điện hoặc các bộ phận quay khi tuân theo quy trình được giới thiệu trong sổ tay vận hành.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Động cơ đốt trong kiểu pittông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?