Động vật thân mềm được chia thành mấy cấp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia? Yêu cầu kỹ thuật đối với các giống động vật thân mềm theo quy chuẩn quốc gia như thế nào?

Các giống động vật thân mềm được chia thành bao nhiêu cấp và quy chuẩn về những đối tượng thuộc động vật thân mềm như thế nào? Khi các giống động vật thân mềm này nhiễm bệnh thì phương pháp thử để tiến hành kiểm tra ra sao?

Động vật thân mềm được chia thành mấy cấp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia?

Theo Mục 1 QCVN 02-37:2021/BNNPTNT về Giống động vật thân mềm: Tu hài; nghêu/ngao; hàu; ốc hương; ngao dầu; ngao giá/ngao lụa ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BNNPTNT quy định về các cấp của động vật thân mềm như sau:

"1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với động vật thân mềm (ĐVTM) bố mẹ và ĐVTM giống của 06 loài gồm:
- Tu hài (Lutraria rhynchaena).
- Nghêu/ngao (Meretrix rylata).
- Hàu (Crassostrea gigas).
- Ốc hương (Babylonia areolata).
- Ngao dầu (Meretrix meretrix).
- Ngao giá/ngao lụa (Tapes conpersus).
(Mã HS chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu ĐVTM bố mẹ và ĐVTM giống của 06 loài ĐVTM nêu tại mục 1.1 tại Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. ĐVTM giống cấp I là con giống đã phát triển hoàn chỉnh cơ thể như con trưởng thành, có ngày tuổi tương ứng từ 10 đến 30 ngày và có thể kết thúc giai đoạn nuôi trong bể chuyển sang ương thành giống cấp II.
1.3.2. ĐVTM giống cấp II là con giống đảm bảo kích thước, khối lượng để đưa vào nuôi thương phẩm và có ngày tuổi tương ứng từ 31 đến 60 ngày.
1.3.3. Dị hình là hiện tượng giống ĐVTM có hình dạng khác biệt so với hình dạng bình thường của giống ĐVTM ở cùng nhóm tuổi."

Theo đó, quy chuẩn quốc gia chỉ quy định về 06 loại động vật thân mềm bao gồm: tu hài; nghề/ngao; hàu; ốc hương; ngao dầu; ngao giá/ngao lụa. Đối với các loại động vật thân mềm này được chia thành cấp I; cấp II và dị hình.

Yêu cầu kỹ thuật đối với các giống động vật thân mềm theo quy chuẩn quốc gia như thế nào?

Yêu cầu kỹ thuật đối với các giống động vật thân mềm theo quy chuẩn quốc gia như thế nào?

Yêu cầu kỹ thuật đối với các giống động vật thân mềm theo quy chuẩn quốc gia như thế nào?

Theo Mục 2 QCVN 02-37:2021/BNNPTNT về Giống động vật thân mềm: Tu hài; nghêu/ngao; hàu; ốc hương; ngao dầu; ngao giá/ngao lụa ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BNNPTN quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với các loại động vật thân mềm như sau:

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM giống cấp I
ĐVTM giống cấp I phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 2:
Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM giống cấp I
2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM giống cấp II
ĐVTM giống cấp II phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 3:
Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM giống cấp II

Như vậy, đối với mỗi cấp của động vật thân mềm thì sẽ áp dụng quy chuẩn kỹ thuật khác nhau căn cứ theo bảng số liệu của QCVN 02-37:2021/BNNPTNT về Giống động vật thân mềm: Tu hài; nghêu/ngao; hàu; ốc hương; ngao dầu; ngao giá/ngao lụa nêu trên

Khi các giống động vật thân mềm này nhiễm bệnh thì phương pháp thử để tiến hành kiểm tra ra sao?

Theo tiểu mục Mục 3 QCVN 02-37:2021/BNNPTNT về Giống động vật thân mềm: Tu hài; nghêu/ngao; hàu; ốc hương; ngao dầu; ngao giá/ngao lụa ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BNNPTNT quy định về phương pháp kiểm tra khi các giống động vật thân mềm mắc bệnh như sau:

"3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
...
3.2.4. Thu mẫu xác định các chỉ tiêu bệnh
Thu ngẫu nhiên 5 đến 10 cá thế ĐVTM bố mẹ, 350 đến 700 cá thế ĐVTM giống cấp I, 20 đến 30 cá thế ĐVTM giống cấp II. Mẫu thu được bảo quản trong túi nilon có dán nhãn, bảo quản trong thùng bảo ôn (3.1.9) và vận chuyển đến phòng thí nghiệm phân tích trong ngày.
...
3.3.4. Kiểm tra tình trạng sức khỏe đối với ĐVTM giống
3.3.4.1. Kiểm tra Bệnh Perkinsus do tác nhân Perkinsus marinus và Perkinsus olseni trên ĐVTM theo TCVN 8710:2015 Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán.
3.3.4.2. Kiểm tra vi khuẩn Pseudomonas maltophilia, Vibrio alginolyticus và Vibrio fluvialis trên ốc hương theo TCVN 8710:2015 Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán.
3.3.4.3. Kiểm tra trùng lông Ciliophora do tác nhân trùng lông Ciliata và trùng loa kèn Apisoma trên ốc hương theo TCVN 8710:2015 Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán.
3.3.4.4. Kiểm tra bệnh do vi sinh vật có cấu trúc giống virus (Virus-like particles, VLPs) trên tu hài bằng cách nhuộm âm bản sử dụng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) để kiểm tra."

Theo đó, khi muốn kiểm tra các chỉ tiêu bệnh đối với động vật thân mềm thì thử ngẫu nhiên 5 đến 10 cá thế ĐVTM bố mẹ, 350 đến 700 cá thế ĐVTM giống cấp I, 20 đến 30 cá thế ĐVTM giống cấp II. Mẫu thử được bảo quản trong túi nilon có dán nhãn, bảo quản trong thùng bảo ôn (3.1.9) và vận chuyển đến phòng thí nghiệm phân tích trong ngày. Tùy vào bệnh mắc phải mà sẽ áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam đối với từng loại bệnh theo quy định tại tiểu mục 3.3.4 QCVN 02-37:2021/BNNPTNT về Giống động vật thân mềm: Tu hài; nghêu/ngao; hàu; ốc hương; ngao dầu; ngao giá/ngao lụa

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Động vật thân mềm

Trần Thành Nhân

Động vật thân mềm
Quy chuẩn quốc gia
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Động vật thân mềm có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào