Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có hai nhà đầu tư đăng ký thực hiện thì có bắt buộc phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư không?
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có hai nhà đầu tư đăng ký thực hiện thì có bắt buộc phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư không?
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải độc lập về tài chính với những đối tượng nào?
- Quy trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội ra sao?
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có hai nhà đầu tư đăng ký thực hiện thì có bắt buộc phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư không?
Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 1 Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
...
4. Dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
...
đ) Dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ gồm các khu chức năng hỗn hợp phục vụ mục đích công cộng và mục đích kinh doanh thương mại;
e) Dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở;
g) Dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn cấp nước, dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước theo quy định của pháp luật về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
h) Dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu khi có từ 02 nhà đầu tư trở lên quan tâm cùng đăng ký thực hiện, gồm: dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo quy định của pháp luật về khuyến khích xã hội hóa, trừ dự án quy định tại điểm b, điểm g khoản này; dự án đầu tư trường đua ngựa, đua chó, trong đó có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó theo quy định pháp luật về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế; dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.
...
Theo đó, đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội mà có từ 02 nhà đầu tư trở lên quan tâm cùng đăng ký thực hiện thì sẽ phải tổ chức đấu thầu theo quy định pháp luật để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có hai nhà đầu tư đăng ký thực hiện thì có bắt buộc phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư không? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải độc lập về tài chính với những đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 23/2024/NĐ-CP về bảo đảm cạnh tranh như sau:
Bảo đảm cạnh tranh
1. Kể từ ngày phát hành hồ sơ mời quan tâm, nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Cơ quan có thẩm quyền, bên mời quan tâm;
b) Nhà thầu tư vấn lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án đầu tư kinh doanh thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư), hồ sơ đề xuất dự án (đối với dự án đầu tư kinh doanh không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư), trừ trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất;
c) Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi trong trường hợp pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực quy định phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi trước khi tổ chức mời quan tâm, trừ trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất;
d) Nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.
...
Theo đó, kể từ thời điểm phát hành hồ sơ mời quan tâm, nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải độc lập về tài chính với những bên sau:
- Cơ quan có thẩm quyền, bên mời quan tâm;
- Nhà thầu tư vấn lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án đầu tư kinh doanh thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư), hồ sơ đề xuất dự án (đối với dự án đầu tư kinh doanh không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư), trừ trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất;
- Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi, trừ trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất;
- Nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội ra sao?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Đấu thầu 2023 thì quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Công bố dự án đầu tư kinh doanh;
Bước 2: Chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm: lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu;
Bước 3: Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm: mời thầu; phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút, thay thế hồ sơ dự thầu;
Bước 4: Đánh giá hồ sơ dự thầu gồm: mở thầu; kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; giải thích lý do nhà đầu tư không trúng thầu theo yêu cầu của nhà đầu tư (nếu có);
Bước 6: Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
>>> Xem thêm: Trọn bộ các văn bản về Đấu thầu hiện hành tại đây Tải
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà ở xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?