Dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi là dự án như thế nào? Việc hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi?
Dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi là dự án như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi là dự án liên quan đến phát triển hạ tầng, năng lực, điều kiện kinh doanh, xây dựng, quảng bá thương hiệu và thương mại, đào tạo nguồn nhân lực phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi.
...
Theo đó, dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi là dự án liên quan đến phát triển hạ tầng, năng lực, điều kiện kinh doanh, xây dựng, quảng bá thương hiệu và thương mại, đào tạo nguồn nhân lực phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi.
Dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi là dự án như thế nào? Việc hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi? (Hình từ Internet)
Việc hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định về việc hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi như sau:
- Đối tượng được hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi.
- Nội dung và mức hỗ trợ bao gồm:
+ Hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí xây dựng kho lạnh bảo quản sản phẩm thịt gia súc, gia cầm; mức hỗ trợ tối đa không quá 03 tỷ đồng/kho lạnh.
+ Hỗ trợ không quá 30% tổng chi phí về quảng bá thương hiệu sản phẩm; mức hỗ trợ tối đa không quá 01 tỷ đồng/dự án.
+ Hỗ trợ không quá 30% tổng chi phí về đào tạo xây dựng chiến lược phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi, mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án.
- Điều kiện được hỗ trợ như sau:
+ Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Xây dựng và phát triển thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi có chuỗi liên kết giá trị từ chăn nuôi - giết mổ - chế biến hoặc chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ.
+ Dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và nghiệm thu kết quả đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 106/2024/NĐ-CP.
+ Có hóa đơn, chứng từ liên quan đến các khoản mục chi phí thực hiện.
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ cần phải đảm bảo những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ
1. Hỗ trợ có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu phát triển và khả năng cân đối nguồn lực.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch, không chồng chéo, trùng lặp và có hiệu quả.
a) Công khai danh sách tại cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp (trụ sở Ủy ban nhân dân) về đối tượng được hỗ trợ với các thông tin tối thiểu sau: họ tên, địa chỉ được hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, số tiền hỗ trợ.
b) Khi có khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chính sách hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp tổ chức xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Chi phí xây dựng, chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được tính toán theo quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng của pháp luật về xây dựng là cơ sở để xem xét hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
4. Chi phí mua bản quyền công nghệ, mua bồn bảo quản thức ăn chăn nuôi dạng hàng rời, mua giống cây để trồng làm cây thức ăn chăn nuôi; chi phí quảng bá thương hiệu sản phẩm; chi phí di dời vật nuôi; chi phí mua vật tư phối giống nhân tạo gia súc, liều tinh, mua bình chứa Nitơ lỏng bảo quản tinh; chi phí mua đực giống trâu, bò, dê, cừu, lợn, hươu sao và gà, vịt, ngan giống cấp bố mẹ; chi phí mua sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, xây dựng mới công trình khí sinh học, vật tư, thiết bị, chi phí xét nghiệm; chi phí đào tạo, tập huấn... được lập dự toán theo quy định tại Luật Ngân sách, Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách của Bộ Tài chính là cơ sở để xem xét hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
...
Như vậy, việc thực hiện chính sách hỗ trợ cần phải đảm bảo công khai, minh bạch, không chồng chéo, trùng lặp và có hiệu quả. Hỗ trợ có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu phát triển và khả năng cân đối nguồn lực. Cụ thể:
- Công khai danh sách tại cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp (trụ sở Ủy ban nhân dân) về đối tượng được hỗ trợ với các thông tin tối thiểu sau: họ tên, địa chỉ được hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, số tiền hỗ trợ.
- Khi có khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chính sách hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp tổ chức xử lý theo quy định của pháp luật.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sản phẩm chăn nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?