Dùng điểm số trong kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển Đại học được không? Đề thi có cấu trúc ra sao?
Dùng điểm số trong kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển Đại học được hay không?
Căn cứ Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học Quốc gia và cơ sở giáo dục đại học thành viên ban hành kèm theo Quyết định 26/2014/QĐ-TTg có quy định như sau:
Về tuyển sinh
1. Đại học quốc gia được tự quyết định về phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh trong Đại học quốc gia. Hàng năm, căn cứ vào tiêu chí, nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổng hợp chỉ tiêu tuyển sinh của từng đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc và thông báo tuyển sinh.
...
Theo quy định trên thì các trường Đại học Quốc gia sẽ được tự quyết định về phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh trong Đại học Quốc gia.
Kỳ thi đánh giá năng lực tại các trường đại học là kì thi do các trường Đại học Quốc gia tổ chức riêng với kỳ thi THPT nhằm đánh giá từng thí sinh có nguyện vọng đặt ký theo học tại trường của mình. Đây được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện.
Hiện tại, việc thi đại học được thực hiện theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Như vậy, Có thể nói kỳ thi đánh giá năng lực là một phương thức tuyển sinh của các trường Đại học Quốc gia.
Thí sinh tham sự kỳ thi có thể dùng kết quả từ kỳ thi đánh giá năng lực này để xét tuyển vào trường Đại học.
Dùng điểm số trong kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển Đại học được không? Đề thi có cấu trúc ra sao? (Hình từ Internet)
Thi sinh cần phải thi những môn gì trong kỳ thi đánh giá năng lực?
Tùy thuộc vào yêu cầu và mục tiêu tuyển dụng của từng trường sẽ có những cấu trúc bài thi đánh giá năng lực riêng khác nhau với số môn làm bài khác nhau.
Tuy nhiên về cơ bản các môn thi trong kỳ thi đánh giá năng lực tại các trường Đại học sẽ bao gồm đang dạng các môn học, từ 06 đến 08 môn. Cụ thể là các môn sau:
- Tư duy định lượng ( môn toán học, vật lý, hóa học, sinh học).
- Tư duy định tính ( môn ngữ văn).
- Khoa học và tự nhiên ( môn lịch sử, địa lý).
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh.
Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực tại các trường có thể sẽ khác nhau nhưng cấu trúc thi phải đáp ứng quy định tại Điều 13 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:
(1) Đề thi phải được xây dựng theo đề cương. Đề cương đề thi (bao gồm cấu trúc và dạng thức đề thi, phạm vi và tiêu chí đánh giá) phải thể hiện được yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để học tập thành công ở trình độ đào tạo. Đề cương đề thi phải được công bố cho thí sinh ít nhất 30 ngày trước ngày thi.
(2) Cấu trúc đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập phải chứa thành phần của nội dung môn toán hoặc môn ngữ văn cùng với ít nhất hai môn học khác trong chương trình cấp THPT phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực, ngành đào tạo; các nội dung đưa vào đề thi phải phù hợp với những quy định của pháp luật về giáo dục và văn hóa.
(3) Phạm vi đánh giá của đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập chủ yếu nằm trong nội dung của chương trình cấp THPT hiện hành; riêng phạm vi đánh giá của kỳ thi bổ trợ dựa trên yêu cầu về tài năng, năng khiếu hoặc phẩm chất đặc biệt của ngành, lĩnh vực đào tạo.
Tiêu chí đánh giá phải dựa trên các cấp độ năng lực, tư duy; phân loại được năng lực của thí sinh, đáp ứng mức độ phù hợp của thí sinh đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi tuyển sinh.
Để tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực thì các trường Đại học Quốc gia cần đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 12 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT thì để tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, các trường Đại học Quốc gia cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải có bộ phận chuyên trách công tác khảo thí đủ năng lực quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình của công tác thi.
- Đội ngũ cán bộ tham gia công tác tổ chức thi phải đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn phù hợp để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong từng quy trình của công tác thi;
- Các quy trình và phân công trách nhiệm các bộ phận tham gia phải đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả, bảo đảm tính độc lập, khách quan giữa các khâu và các bộ phận; có biện pháp hiệu quả chống gian lận và lạm dụng;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm phải phù hợp với quy mô và hình thức tổ chức thi, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ hiệu quả cho thực hiện các quy trình trong công tác tổ chức thi, bao gồm cả yêu cầu về bảo mật, an toàn, an ninh, chống gian lận trong kỳ thi;
Lưu ý: Trường hợp tổ chức thi trực tuyến phải thực hiện đầy đủ biện pháp để bảo đảm kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với hình thức thi trực tiếp, đồng thời toàn bộ diễn biến của buổi thi được ghi hình, ghi âm và lưu trữ.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kỳ thi đánh giá năng lực có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết bài nghị luận xã hội cho mọi đề chọn lọc? Kết bài chung cho nghị luận xã hội lớp 12? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 5/1/2025?
- Mẫu Tờ khai thuế TNCN dành cho cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, nhận cổ tức ghi tăng vốn góp?
- Cấp lại chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng do chứng chỉ hành nghề bị ghi sai thông tin do lỗi của cơ quan cấp như thế nào?
- Thi công xây dựng biệt phủ không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?