Được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trong việc lựa chọn nhà thầu cho thuê quảng cáo không?
- Được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trong việc lựa chọn nhà thầu cho thuê quảng cáo không?
- Hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trong việc lựa chọn nhà thầu cho thuê quảng cáo được thực hiện khi có đủ điều kiện gì?
- Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cho thuê quảng cáo gồm những gì?
Được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trong việc lựa chọn nhà thầu cho thuê quảng cáo không?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Theo điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2013 quy định về chào hàng cạnh tranh như sau:
Chào hàng cạnh tranh
1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
...
Theo khoản 9 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định về dịch vụ phi tư vấn như sau:
9. Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều này.
Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định hướng dẫn phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh như sau:
Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh
1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
2. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn được áp dụng đối với gói thầu cho thuê quảng cáo thông dụng, đơn giản và gói thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng.
Hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trong việc lựa chọn nhà thầu cho thuê quảng cáo được thực hiện khi có đủ điều kiện gì?
Theo khoản 2 Điều 23 Luật Đấu thầu 2013 quy định hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trong việc lựa chọn nhà thầu cho thuê quảng cáo được thực hiện khi có đủ điều kiện sau đây:
- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
- Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
- Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.
Được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trong việc lựa chọn nhà thầu cho thuê quảng cáo không? (Hình từ Internet)
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cho thuê quảng cáo gồm những gì?
Theo Điều 35 Luật Đấu thầu 2013 quy định nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cho thuê quảng cáo bao gồm:
- Tên gói thầu:
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
- Giá gói thầu:
+ Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
+ Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.
- Nguồn vốn:
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.
- Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế.
- Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu:
Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
- Loại hợp đồng:
Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 62 Luật Đấu thầu 2013 để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.
- Thời gian thực hiện hợp đồng:
Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chào hàng cạnh tranh rút gọn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?