Được đánh giá tuân thủ Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc mức độ 2 thì cơ sở bảo quản có bị đánh giá đột xuất bao nhiêu lần trong năm?

Tôi nghe nói đối với cơ sở bảo quản được đánh giá tuân thủ Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc mức độ 2 thì sẽ được đánh giá đột xuất. Vậy cơ sở sẽ được đánh giá đột xuất bao nhiêu lần trong năm? Nếu trong kỳ đánh giá đột xuất mà cơ sở đã khắc phục được các lỗi ở kỳ đánh giá trước thì có được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược không? Câu hỏi của anh Quân từ TP.HCM

Được đánh giá tuân thủ Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc mức độ 2 thì cơ sở bảo quản có bị đánh giá đột xuất bao nhiêu lần trong năm?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 36/2018/TT-BYT quy định về đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc như sau:

Đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc
...
2. Cơ quan tiếp nhận tiến hành đánh giá đột xuất việc duy trì đáp ứng GSP tại cơ sở bảo quản khi cơ sở bảo quản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở bảo quản khắc phục chưa đáp ứng yêu cầu quy định tại tiết 2 điểm c khoản 4 Điều 11 Thông tư này;
b) Cơ sở bảo quản tuân thủ GSP ở mức độ 2 hoặc 3 quy định tại điểm b và c khoản 3 Điều 7 Thông tư này phải được đánh giá đột xuất ít nhất 01 lần trong thời hạn 03 năm kể từ ngày kết thúc đợt đánh giá kỳ trước;
c) Cơ sở bảo quản có kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng kết luận có vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc, tiêu chuẩn GSP;
d) Trường hợp có thông tin phản ánh, tố giác cơ sở bảo quản vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc, tiêu chuẩn GSP;
e) Cơ sở bảo quản không nộp báo cáo hoạt động và duy trì đáp ứng GSP theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư này.
...

Theo đó, đối với cơ sở bảo quản được đánh giá tuân thủ Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc mức độ 2 thì sẽ được đánh giá đột xuất ít nhất 01 lần trong thời hạn 03 năm kể từ ngày kết thúc đợt đánh giá kỳ trước.

Được đánh giá tuân thủ Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc mức độ 2 thì cơ sở bảo quản có bị đánh giá đột xuất bao nhiêu lần trong năm?

Được đánh giá tuân thủ Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc mức độ 2 thì cơ sở bảo quản có bị đánh giá đột xuất bao nhiêu lần trong năm? (Hình từ Internet)

Trình tự đánh giá đột xuất mức độ tuân thủ Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 12 Thông tư 36/2018/TT-BYT quy định về trình tự đánh giá đột xuất tại cơ sở bảo quản như sau:

Đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc
...
4. Trình tự đánh giá đột xuất tại cơ sở bảo quản thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
...

Dẫn chiếu Điều 7 Thông tư 36/2018/TT-BYT quy định về quy trình đánh giá việc đáp ứng và phân loại đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc như sau:

Quy trình đánh giá việc đáp ứng và phân loại đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc
...
2. Quy trình đánh giá:
a) Bước 1. Đoàn đánh giá công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá, mục đích, nội dung và kế hoạch đánh giá tại cơ sở bảo quản;
b) Bước 2. Cơ sở bảo quản trình bày tóm tắt về tổ chức, nhân sự và hoạt động triển khai, áp dụng GSP hoặc nội dung cụ thể theo nội dung của đợt đánh giá;
c) Bước 3. Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế việc triển khai áp dụng GSP tại cơ sở bảo quản theo từng nội dung cụ thể;
d) Bước 4. Đoàn đánh giá họp với cơ sở bảo quản để thông báo về tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá (nếu có); đánh giá mức độ của từng tồn tại; thảo luận với cơ sở bảo quản trong trường hợp cơ sở bảo quản không thống nhất với đánh giá của Đoàn đánh giá đối với từng tồn tại hoặc về mức độ đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GSP của cơ sở bảo quản;
đ) Bước 5. Lập và ký biên bản đánh giá:
Ngay sau khi hoàn thành việc đánh giá thực tế tại cơ sở bảo quản, Đoàn đánh giá lập biên bản đánh giá theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản đánh giá phải thể hiện thành phần Đoàn đánh giá, thành phần của cơ sở bảo quản, địa điểm, thời gian, phạm vi đánh giá, vấn đề chưa thống nhất giữa Đoàn đánh giá và cơ sở bảo quản (nếu có). Lãnh đạo cơ sở bảo quản cùng Trưởng Đoàn đánh giá ký xác nhận vào biên bản đánh giá. Biên bản đánh giá được làm thành 03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở bảo quản, 02 bản lưu tại Cơ quan tiếp nhận.
e) Bước 6. Hoàn thiện Báo cáo đánh giá:
Đoàn đánh giá có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá GSP theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, liệt kê và phân tích, phân loại mức độ tồn tại mà cơ sở bảo quản cần khắc phục, sửa chữa, tham chiếu điều khoản quy định tương ứng của văn bản pháp luật và nguyên tắc, tiêu chuẩn GSP, đánh giá mức độ tuân thủ GSP của cơ sở bảo quản. Việc phân loại mức độ tồn tại và đánh giá mức độ tuân thủ GSP của cơ sở bảo quản quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Như vậy, trình tự đánh giá đột xuất đối với các cơ sở bảo quản được đánh giá tuân thủ Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc mức độ 2 được thực hiện theo quy định nêu trên,

Đánh giá đột xuất mức độ mức độ tuân thủ Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc đạt yêu cầu thì cơ sở bảo quản có được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hay không?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 36/2018/TT-BYT quy định về xử lý kết quả đánh giá đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc như sau:

Xử lý kết quả đánh giá đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc
...
2. Trường hợp báo cáo đánh giá GSP kết luận cơ sở bảo quản tuân thủ GSP ở mức độ 2 theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư này:
a) Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ký biên bản đánh giá, Cơ quan tiếp nhận gửi báo cáo đánh giá GSP cho cơ sở bảo quản theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 33 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.
b) Sau khi hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa, cơ sở bảo quản phải có văn bản báo cáo khắc phục bao gồm kế hoạch và bằng chứng chứng minh (hồ sơ tài liệu, hình ảnh, video, giấy chứng nhận hoặc các tài liệu chứng minh khác) việc khắc phục, sửa chữa các tồn tại được ghi trong báo cáo đánh giá GSP;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo khắc phục, Cơ quan tiếp nhận đánh giá kết quả khắc phục của cơ sở bảo quản và kết luận về tình trạng đáp ứng GSP của cơ sở bảo quản:
- Trường hợp việc khắc phục của cơ sở bảo quản đã đáp ứng yêu cầu: Cơ quan tiếp nhận trình Bộ trưởng Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và thực hiện cấp Giấy chứng nhận GSP theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục VII kèm theo Thông tư này nếu cơ sở bảo quản đã có đề nghị trong Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
- Trường hợp việc khắc phục của cơ sở bảo quản chưa đáp ứng yêu cầu, Cơ quan tiếp nhận có văn bản thông báo cho cơ sở và nêu rõ lý do.
d) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Cơ quan tiếp nhận gửi Báo cáo đánh giá có nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ sở bảo quản phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung. Sau thời hạn trên, cơ sở bảo quản không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị lần đầu mà hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đề nghị đã nộp không còn giá trị.
...

Theo quy định thì trường hợp việc khắc phục của cơ sở bảo quản đã đáp ứng yêu cầu: Cơ quan tiếp nhận trình Bộ trưởng Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và thực hiện cấp Giấy chứng nhận GSP theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục VII kèm theo Thông tư này nếu cơ sở bảo quản đã có đề nghị trong Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Như vậy, nếu cơ sở bảo quản được đánh giá tuân thủ Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc mức độ 2 mà ở trong lần đánh giá đột xuất mà đã khắc phục được các lỗi ở kỳ đánh giá trước thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo quản thuốc

Trần Thành Nhân

Bảo quản thuốc
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo quản thuốc có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo quản thuốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh dược được đánh giá định kỳ đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự bao lâu một lần?
Pháp luật
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm những gì?
Pháp luật
Làm giả tài liệu trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có thời hạn trong bao lâu theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bị thu hồi thì có thể được cấp lại không? Nếu được thì phải nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại đâu?
Pháp luật
Cá nhân bán thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Mở nhà thuốc theo hình thức hộ kinh doanh thì cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược?
Pháp luật
Nhà thuốc tây đóng cửa có bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược không? Ai có quyền thu hồi?
Pháp luật
Cơ sở bảo quản có phải tổ chức đào tạo đối với tất cả các nhận viên về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào