Được hưởng án treo theo quy định của pháp luật hình sự có phải đóng phí gì cho Ủy ban nhân dân xã giám sát hay không?
- Án treo đối với người phạm tội có phải là một hình thức xử phạt không?
- Trường hợp nào được hưởng án treo theo quy định của pháp luật hình sự?
- Đồng phạm trong tội danh phá rối an ninh có được hưởng án treo hay không?
- Có phải đóng phí cho Ủy ban nhân dân xã giám sát trong thời gian được hưởng án treo hay không?
Án treo đối với người phạm tội có phải là một hình thức xử phạt không?
Khái niệm án treo theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được nêu cụ thể như sau:
"Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù."
Có thể hiểu một cách đơn giản, khi người phạm tội bị tuyên thi hành án phạt tù với mức phạt tù không quá 03 năm, Tòa án có thể xem xét áp dụng biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù cho họ, khi căn cứ vào nhân thân của họ và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Hình thức miễn chấp hành hình phạt tù như vậy được gọi là án treo.
Trường hợp nào được hưởng án treo theo quy định của pháp luật hình sự?
Trường hợp nào được hưởng án treo theo quy định của pháp luật hình sự?
Theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015, án treo được quy định cụ thể như sau:
(1) Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
(2) Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
(3) Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
(4) Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
(5) Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Đồng phạm trong tội danh phá rối an ninh có được hưởng án treo hay không?
Đối với Tội phá rối an ninh, theo quy định tại khoản 2 Điều 118 Bộ luật Hình sự 2015, người đồng phạm sẽ phải nhận khung hình phạt như sau:
"Điều 118. Tội phá rối an ninh
...
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm."
Do đó, trong trường hợp bạn là đồng phạm của tội danh phá rối an ninh theo quy định của pháp luật hình sự, khi Tòa án quy định thời hạn phạt tù của bạn từ 2 - 3 năm thì bạn có khả năng được hưởng án treo.
Có phải đóng phí cho Ủy ban nhân dân xã giám sát trong thời gian được hưởng án treo hay không?
Nghĩa vụ của người được hưởng án treo theo quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án hình sự 2019 cụ thể như sau:
- Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này.
- Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp vì lý do khách quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
- Chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.
- Chấp hành quy định tại Điều 92 của Luật này.
- Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
- Hằng tháng phải báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình. Trường hợp vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật này thì khi hết thời hạn vắng mặt, người được hưởng án treo phải báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình.
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy người đang trong thời gian hưởng án treo không phải đóng phí gì cho cơ quan giám sát, cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, án treo được Tòa án quyết định áp dụng cho người phạm tội trong trường hợp người đó bị phạt tù không quá 3 năm. Trong trường hợp được hưởng án treo, người phạm tội phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định, trong đó, họ phải chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp đây là cơ quan giám sát đối với người phạm tội. Đồng thời, họ không cần phải đóng bất kỳ khoản phí nào cho cơ quan giám sát việc thi hành án treo của mình.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hưởng án treo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?