Em gái tham gia thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì anh ruột có được tham gia công tác ra đề thi không?
Em gái tham gia thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì anh ruột có được tham gia công tác ra đề thi không?
Theo Điều 5 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi
1. Công chức, viên chức và nhân viên tham gia kỳ thi phải là người:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao;
b) Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
c) Không đang trong thời gian bị kỷ luật về Quy chế thi.
2. Những người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ (gọi chung là người thân) dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không được tham gia công tác ra đề thi cho kỳ thi và không được tham gia tổ chức thi tại địa phương nơi có người thân dự thi.
3. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, những người tham gia ra đề thi và chấm thi tự luận phải là người có năng lực chuyên môn tốt.
Theo quy định nêu trên thì nếu bạn có em gái tham gia thi tốt nghiệp THPT quốc gia thì bạn sẽ không được tham công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT với tư cách là người ra đề.
Em gái tham gia thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì anh ruột có được tham gia công tác ra đề thi không? (Hình từ Internet)
Quy trình ra đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 17 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi khoản 7 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) quy định quy trình ra đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia được thực hiện như sau:
(1) Soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án; riêng với môn thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi:
- Tổ ra đề thi có trách nhiệm thực hiện đối với bài thi/môn thi được giao phụ trách, bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 15 Quy chế này đối với đề thi chính thức và đề thi dự bị.
- Riêng đối với đề thi trắc nghiệm: Thư ký sử dụng phần mềm rút ngẫu nhiên các câu trắc nghiệm từ Ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy định của Bộ GDĐT, chuyển cho các Tổ trưởng ra đề thi (có sự chứng kiến của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi và các Tổ trưởng ra đề thi) làm nguồn tham khảo để soạn thảo đề thi;
(2) Phản biện đề thi:
Theo phân công của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi, người phản biện đề thi có trách nhiệm đọc, giải đề thi và đánh giá đề thi theo các yêu cầu quy định tại Điều 15 Quy chế này và đề xuất phương án chỉnh lý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết; ý kiến đánh giá của người phản biện đề thi được báo cáo Chủ tịch Hội đồng ra đề thi, làm căn cứ để Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tham khảo trong quá trình duyệt đề thi;
(3) Hoàn thiện đề thi:
- Trên cơ sở ý kiến của các cán bộ phản biện đề thi, tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng tinh chỉnh, hoàn thiện đề thi, ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt.
- Riêng đối với đề thi trắc nghiệm, sau khi được Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt, thư ký thực hiện trộn đề thi thành nhiều mã đề thi khác nhau và chuyển cho Tổ ra đề thi; tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng rà soát từng mã đề thi, đáp án; sau đó, Tổ trưởng ra đề thi ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi duyệt để tổ chức in sao.
Chủ tịch Hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia là ai?
Theo điểm a khoản 2 Điều 17 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi khoản 7 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) quy định quy trình ra đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia được thực hiện như sau:
Hội đồng ra đề thi
...
2. Thành phần Hội đồng ra đề thi:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục QLCL hoặc lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học;
b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Cục trưởng Cục QLCL, lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT và lãnh đạo các phòng, trung tâm thuộc Cục QLCL;
c) Ủy viên, thư ký, người làm nhiệm vụ về tin học - kỹ thuật là công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; trong đó, ủy viên thường trực là công chức thuộc Cục QLCL;
d) Người soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là công chức, viên chức ngành Giáo dục hoặc các viện nghiên cứu; giảng viên cơ hữu, giáo viên cơ hữu đang công tác tại các cơ sở giáo dục. Mỗi bài thi/môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng và người soạn thảo đề thi, phản biện đề thi;”
đ) Lực lượng công an do Bộ Công an điều động;
e) Bảo vệ, y tế, nhân viên phục vụ do Bộ GDĐT điều động.
...
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng hoặc lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi tốt nghiệp trung học phổ thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?