Gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm thường có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Xử lý mẫu bệnh phẩm ra sao?

Gà mắc phải bệnh viêm phế quản truyền nhiễm thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Nếu lấy máu gà làm mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh thì cần bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu để chuyển tới phòng thí nghiệm? Câu hỏi của anh Đạo từ Vĩnh Long.

Gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm thường có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Theo tiết 5.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm quy định về triệu chứng lâm sàng ở gà khi mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm như sau;

Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
...
5.1.2. Triệu chứng lâm sàng
Gà bị bệnh nói chung có những biểu hiện như thở khó, thở khò khè, vươn cổ lên thở, hắt hơi, kém ăn, xù lông, ở gà đẻ trứng có biểu hiện dừng đẻ hoặc giảm đẻ, vỏ trứng đẻ ra mềm và nhăn nheo. Một số gà chết do bị nhiễm khuẩn kế phát và sức đề kháng giảm.
Nếu gà mắc bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm mà ghép với nhiễm khuẩn Mycoplasma (bệnh gây viêm khớp, bại liệt), thì có phân màu trắng, mào xanh tím, uống nước nhiều. Nếu bị nhiễm kế phát với vi khuẩn thương hàn hoặc E. coli thì gà bị tiêu chảy có phân trắng xanh và loãng.
...

Theo đó, khi mắc bệnh vi phế quản truyền nhiễm thì gà sẽ có mốt số triệu chứng lâm sàng như hở khó, thở khò khè, vươn cổ lên thở, hắt hơi, kém ăn, xù lông, ở gà đẻ trứng có biểu hiện dừng đẻ hoặc giảm đẻ, vỏ trứng đẻ ra mềm và nhăn nheo. Một số gà chết do bị nhiễm khuẩn kế phát và sức đề kháng giảm.

Trường hợp mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm mà ghép với nhiễm khuẩn Mycoplasma (bệnh gây viêm khớp, bại liệt), thì có phân màu trắng, mào xanh tím, uống nước nhiều. Nếu bị nhiễm kế phát với vi khuẩn thương hàn hoặc E. coli thì gà bị tiêu chảy có phân trắng xanh và loãng.

Gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm thường có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm thường có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? (Hình tư Internet)

Máu gà dùng cho việc chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm cần được bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu?

Theo tiết 5.2.1.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm để phát hiện kháng thể như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
5.2.1. Lấy mẫu
...
5.2.1.2. Lấy mẫu bệnh phẩm để phát hiện kháng thể
Lấy máu gà để chắt huyết thanh. Dùng bơm tiêm (xem 4.7) lấy máu gà kiểm tra, đặt nghiêng, yên tĩnh cho máu đông và tránh dung huyết, sau đó chắt huyết thanh cho xét nghiệm phát hiện kháng thể IB.
Bảo quản mẫu trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm sớm nhất khi có thể (kèm theo phiếu bệnh phẩm).
CHÚ THÍCH: không lấy mẫu huyết thanh của gà đã tiêm phòng vắc xin IB để xét nghiệm kháng thể cho mục đích chẩn đoán bệnh.
...

Như vậy, khi dùng máu gà làm mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà thì cần bảo quản mẫ bệnh phẩm trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm sớm nhất khi có thể (kèm theo phiếu bệnh phẩm).

Lưu ý: việc lấy máu gà làm mẫu bệnh phẩm chẩn đoán bệnh chỉ được thực hiện ở những cá thể gà chưa tiêm phòng vắc xin IB.

Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm cần được xử lý ra sao khi được đưa đến phòng thí nghiệm?

Theo tiết 5.2.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm quy định về việc xử lý mẫu bệnh phẩm như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
5.2.2. Phát hiện và giám định kháng nguyên
5.2.2.1. Xử lý bệnh phẩm
Mẫu bệnh phẩm là phủ tạng (phổi, thận, ống dẫn trứng): lấy từ 1 g đến 2 g, dùng kéo (xem 4.1) cắt nhỏ rồi nghiền trong cối chày sứ (xem 4.1) vô trùng với dung dịch PBS thành huyễn dịch 10 %, bổ sung 0,1 ml dung dịch kháng khuẩn. Ly tâm với gia tốc 900 g trong 10 min, rồi thu lấy dịch nổi để xét nghiệm vi rút bằng phương pháp RT-PCR.
Bệnh phẩm là máu được giữ ở 4 °C đến 8 °C, chờ đông rồi chắt lấy huyết thanh để chẩn đoán phát hiện kháng thể (xem 5.2.3) bằng phương pháp HI hoặc ELISA.
...

Mẫu mẫu sáu kho được đưa đến phòng thí nghiệm thì cần được giữ ở 4 °C đến 8 °C, chờ đông rồi chắt lấy huyết thanh để chẩn đoán phát hiện kháng thể bằng phương pháp HI hoặc ELISA.

Cần dùng những thiết bị và dụng cụ nào để chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm quy định về thiết bị và dụng cụ như sau:

Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm sinh học và cụ thể như sau:
4.1. Cối, chày sứ, kéo, vô trùng;
4.2. Micropipet, có đầu típ các cỡ sử dụng cho micropipet (có lọc và không lọc);
4.3. Đĩa 96 giống, đáy chữ V hoặc chữ U;
4.4. Máy ly tâm, có thể thực hiện ở gia tốc 900g, 8000g;
4.5. Máy PCR;
4.6. Thiết bị điện di (bể điện di, khuôn đúc thạch, lược, máy chiếu UV...);
4.7. Xi ranh, dung tích 1 ml và 5 ml;
4.8. Tăm bông, vô trùng.

Như vậy, các thiết bị dụng cụ dùng trong việc chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà gồm:

- Cối, chày sứ, kéo, vô trùng;

- Micropipet, có đầu típ các cỡ sử dụng cho micropipet (có lọc và không lọc);

- Đĩa 96 giống, đáy chữ V hoặc chữ U;

- Máy ly tâm, có thể thực hiện ở gia tốc 900g, 8000g;

- Máy PCR;

- Thiết bị điện di (bể điện di, khuôn đúc thạch, lược, máy chiếu UV...);

- Xi ranh, dung tích 1 ml và 5 ml;

- Tăm bông, vô trùng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà

Trần Thành Nhân

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào