Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là gì? Cách thức xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất?
Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là gì?
Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) như sau:
Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
...
2. Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất
a) Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.
...
Theo đó, giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.
Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là gì? (Hình từ Internet)
Cách thức xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được quy định thế nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất xác định theo phương pháp cụ thể như sau:
(1) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được giao tại cửa khẩu xuất:
Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.
(2) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không được giao tại cửa khẩu xuất:
- Nếu địa điểm giao hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, trừ phí bảo hiểm quốc tế (I, nếu có), phí vận tải quốc tế (F) từ cửa khẩu xuất đến địa điểm giao hàng;
- Nếu địa điểm giao hàng ở trong nội địa Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, cộng thêm các chi phí sau đây:
+ Phí vận tải nội địa và các chi phí có liên quan đến vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất, bao gồm cả chi phí thu gom hàng hóa, thuê kho, bãi, bốc, dỡ, xếp hàng lên, xuống phương tiện vận tải cho đến cửa khẩu xuất;
+ Phí bảo hiểm của hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có);
+ Chi phí khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phát sinh từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có).
Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất gồm những gì?
Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được quy định tại Điều 4 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) như sau:
Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
...
2. Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất
...
c) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):
c.1) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại;
c.2) Chứng từ, tài liệu liên quan đến các chi phí của hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất (nếu có);
c.3) Chứng từ, tài liệu khác liên quan đến giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (nếu có).
3. Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
a) Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu theo phương pháp này được xác định từ giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá.
...
Như vậy, chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại;
- Chứng từ, tài liệu liên quan đến các chi phí của hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất (nếu có);
- Chứng từ, tài liệu khác liên quan đến giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (nếu có).
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa xuất khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?