Giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về của doanh nghiệp viễn thông là bao nhiêu tiền?
Giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về của doanh nghiệp viễn thông là bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 13/2016/TT-BTTTT, có quy định về quy định giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về như sau:
Quy định giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về
1. Doanh nghiệp chuyển sản lượng điện thoại quốc tế chiều về trả cho mạng cố định hoặc mạng di động có thuê bao kết cuối cuộc gọi, giá cước kết nối là 1.100 đồng/phút. Giá cước kết nối này không chịu thuế giá trị gia tăng.
2. Giá cước kết nối tại Khoản 1 Điều này đã bao gồm phần giá cước kết nối trả cho doanh nghiệp khi phải kết nối gián tiếp qua mạng đường dài trong nước.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp chuyển sản lượng điện thoại quốc tế chiều về trả cho mạng cố định hoặc mạng di động có thuê bao kết cuối cuộc gọi, giá cước kết nối là 1.100 đồng/phút.
Giá cước kết nối này không chịu thuế giá trị gia tăng.
Kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế (Hình từ Internet)
Cục Viễn thông có trách nhiệm gì về giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 13/2016/TT-BTTTT, có quy định về trách nhiệm của Cục Viễn thông như sau:
Trách nhiệm của Cục Viễn thông
Căn cứ tình hình kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về, báo cáo giá cước thanh toán của doanh nghiệp, Cục Viễn thông có trách nhiệm công bố giá cước thông thường trung bình thanh toán của dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về và tỷ lệ Điều chỉnh bị coi là giảm giá cước thanh toán điện thoại quốc tế chiều về quá thấp cho từng thời kỳ.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Viễn thông có trách nhiệm về giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về là công bố giá cước thông thường trung bình thanh toán của dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về và tỷ lệ Điều chỉnh bị coi là giảm giá cước thanh toán điện thoại chiều về quá thấp cho từng thời kỳ.
Doanh nghiệp viễn thông có quyền và trách nhiệm gì về các vấn đề liên quan đến sản lượng?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 13/2016/TT-BTTTT, có quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông
1. Đối với các vấn đề liên quan đến sản lượng:
a) Các doanh nghiệp có quyền tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để thỏa thuận về sản lượng quốc tế chiều về Việt Nam từ đối tác. Hợp đồng ký với đối tác nước ngoài phải có quy định ràng buộc về kinh tế để đảm bảo đối tác nước ngoài thực hiện đúng sản lượng đã cam kết;
b) Trên cơ sở thỏa thuận sản lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về đã ký được với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp có quyền ký thỏa thuận với doanh nghiệp có thuê bao để mở kênh theo sản lượng tháng và kế hoạch năm;
c) Doanh nghiệp có thuê bao có nghĩa vụ không được có hành vi hạn chế việc chuyển sản lượng điện thoại quốc tế chiều về đồng thời phải có biện pháp để ràng buộc trách nhiệm thanh toán cước kết nối, sản lượng cam kết, công tác phòng, chống kinh doanh trái phép dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về; đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về có thuê bao, giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về có thuê bao và không có thuê bao, giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về không có thuê bao.
...
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp viễn thông có quyền và trách nhiệm về giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về như sau:
- Quyền của doanh nghiệp viễn thông:
Các doanh nghiệp có quyền tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để thỏa thuận về sản lượng quốc tế chiều về Việt Nam từ đối tác. Hợp đồng ký với đối tác nước ngoài phải có quy định ràng buộc về kinh tế để đảm bảo đối tác nước ngoài thực hiện đúng sản lượng đã cam kết;
Trên cơ sở thỏa thuận sản lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về đã ký được với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp có quyền ký thỏa thuận với doanh nghiệp có thuê bao để mở kênh theo sản lượng tháng và kế hoạch năm;
- Nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông:
Doanh nghiệp có thuê bao có nghĩa vụ không được có hành vi hạn chế việc chuyển sản lượng điện thoại quốc tế chiều về đồng thời phải có biện pháp để ràng buộc trách nhiệm thanh toán cước kết nối, sản lượng cam kết, công tác phòng, chống kinh doanh trái phép dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về;
Đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về có thuê bao, giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về có thuê bao và không có thuê bao, giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về không có thuê bao.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ viễn thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?