Giá gói thầu được phê duyệt ở đâu? Giá gói thầu bao gồm những chi phí dự phòng nào theo quy định?
Giá gói thầu được phê duyệt ở đâu?
Giá gói thầu được quy định tại Điều 39 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Tên gói thầu:
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
2. Giá gói thầu:
a) Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
b) Đối với gói thầu chia phần thì ghi rõ giá gói thầu và giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu;
c) Đối với gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm quy định tại khoản 8 Điều này, giá gói thầu không bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm.
Chính phủ quy định chi tiết về nội dung giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
...
Theo quy định trên thì giá gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Giá gói thầu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế.
Giá gói thầu được phê duyệt ở đâu? (Hình từ Internet)
Giá gói thầu bao gồm những chi phí dự phòng nào theo quy định?
Chi phí dự phòng của giá gói thầu được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Giá gói thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
1. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng), phí, lệ phí và thuế. Đối với gói thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh, chi phí dự phòng bao gồm cả các khoản tạm tính (nếu có) và chỉ được sử dụng khi có phát sinh xảy ra. Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện gói thầu ngắn, ít có khả năng phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp pháp luật có quy định hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế, miễn phí thì giá gói thầu không bao gồm các khoản thuế, phí được miễn. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì nêu rõ giá trị ước tính của từng phần.
...
Theo quy định này thì giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng.
Chi phí dự phòng của giá gói thầu bao gồm: chi phí dự phòng trượt giá và chi phí dự phòng phát sinh khối lượng.
Kết quả thẩm định giá là căn cứ bắt buộc để xác định giá gói thầu đối với những tài sản nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giá gói thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
...
2. Căn cứ xác định giá gói thầu:
Giá gói thầu được lập căn cứ theo một trong các thông tin sau:
...
đ) Kết quả thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá. Đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá thì kết quả thẩm định giá là căn cứ bắt buộc để xác định giá gói thầu;
e) Giá niêm yết của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, đại lý, nhà phân phối, nhà cung ứng, doanh nghiệp;
g) Giá kê khai do cơ quan, đơn vị có chức năng, thẩm quyền công bố hoặc cung cấp.
3. Chủ đầu tư có thể xem xét các yếu tố đấu thầu bền vững theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này, sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường khi xây dựng giá gói thầu. Trong trường hợp này, giá gói thầu bao gồm các chi phí cần thiết để thực hiện các yêu cầu về đấu thầu bền vững.
...
Quy định trên có nêu rằng: Kết quả thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá. Đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá thì kết quả thẩm định giá là căn cứ bắt buộc để xác định giá gói thầu;
Như vậy, kết quả thẩm định giá là căn cứ bắt buộc để xác định giá gói thầu đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giá gói thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?