Gia hạn thời gian kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trong trường hợp nào?
- Gia hạn thời gian kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trong trường hợp nào?
- Tạm dừng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định như thế nào?
- Đình chỉ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước xảy ra trong trường hợp nào?
- Kết thúc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định như thế nào?
- Theo dõi, đôn đốc thực hiện thông báo kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định ra sao?
Gia hạn thời gian kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trong trường hợp nào?
Ngày 16/5/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 04/2024/TT-BTNMT Quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Theo Điều 12 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT thì gia hạn thời gian kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
- Cần bổ sung, mở rộng đối tượng, nội dung, phạm vi kiểm tra;
- Nội dung kiểm tra phức tạp, cần thêm thời gian để xác minh, làm rõ thông tin;
- Cần thêm thời gian để giám định các mẫu vật (nếu có) liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Phát sinh những lý do bất khả kháng.
Lưu ý: Gia hạn thời gian kiểm tra được thực hiện 01 lần và thời gian gia hạn không quá 10 ngày. Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTNMT.
Gia hạn thời gian kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trong trường hợp nào? (Hình từ internet)
Tạm dừng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định như thế nào?
Theo Điều 13 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT thì tạm dừng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định như sau:
- Tạm dừng kiểm tra khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
+ Có sự thay đổi trưởng đoàn hoặc thay đổi từ 02 thành viên của đoàn kiểm tra;
+ Đối tượng được kiểm tra có sự thay đổi về tư cách pháp nhân, người đại diện theo pháp luật và đối tượng được kiểm tra có văn bản đề nghị tạm dừng cuộc kiểm tra; trong trường hợp này, thời hạn tạm dừng cuộc kiểm tra không quá 10 ngày kể từ ngày thông báo tạm dừng cuộc kiểm tra được ban hành.
- Sau khi báo cáo với người ra quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra có thông báo đến đối tượng được kiểm tra về việc tạm dừng kiểm tra, hết thời hạn tạm dừng kiểm tra thì hoạt động kiểm tra tiếp tục được thực hiện.
- Thông báo tạm dừng kiểm tra theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTNMT và phải được gửi đến đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời gian tạm dừng kiểm tra không được tính vào thời hạn kiểm tra.
Đình chỉ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước xảy ra trong trường hợp nào?
Theo Điều 14 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT thì trong quá trình kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra quyết định đình chỉ kiểm tra theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTNMT khi phát sinh một trong các trường hợp sau đây:
- Đối tượng được kiểm tra không còn tồn tại.
- Nội dung kiểm tra được cơ quan chức năng kết luận có thời kỳ thanh tra, kiểm tra trùng với thời kỳ kiểm tra tại quyết định kiểm tra.
- Đối tượng được kiểm tra bị điều tra hình sự hoặc khởi tố hình sự.
- Thủ trưởng cơ quan cấp trên có văn bản yêu cầu đình chỉ kiểm tra.
Kết thúc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT thì kết thúc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định như sau:
- Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, thành viên đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo với trưởng đoàn kiểm tra về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của thành viên đoàn kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra trình người ra quyết định kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTNMT.
- Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của trưởng đoàn kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra chỉ đạo xây dựng dự thảo thông báo kết quả kiểm tra. Thời gian xây dựng dự thảo thông báo kết quả kiểm tra là 20 ngày kể từ ngày người ra quyết định kiểm tra giao xây dựng dự thảo thông báo kết quả kiểm tra. Thông báo kết quả kiểm tra phải nêu rõ ưu điểm, tồn tại trong việc chấp hành, tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến nội dung kiểm tra; kết quả xử lý tồn tại, vi phạm (nếu có); yêu cầu, kiến nghị đối với đối tượng được kiểm tra. Thông báo kết quả kiểm tra theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTNMT.
- Người ra quyết định kiểm tra tổ chức lấy ý kiến về dự thảo thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản nếu cần thiết. Thời gian lấy ý kiến không được tính vào thời hạn kiểm tra.
- Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo thông báo kết quả kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra ký ban hành thông báo kết quả kiểm tra.
Theo dõi, đôn đốc thực hiện thông báo kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định ra sao?
Theo Điều 16 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định việc theo dõi, đôn đốc thực hiện thông báo kết quả việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước như sau:
- Cơ quan ban hành thông báo kết quả kiểm tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thông báo kết quả kiểm tra.
- Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đối tượng được kiểm tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thông báo kết quả kiểm tra khi có đề nghị của cơ quan ban hành thông báo kết quả kiểm tra.
Thông tư 04/2024/TT-BNTMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Tống Hữu Vũ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài nguyên nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?