Giải pháp khắc phục cho tình trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Thành phố Hà Nội xin nghỉ việc, thôi việc nhiều như hiện nay là gì?
Cán bộ, công chức, viên chức là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ, công chức theo đó:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 ( được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về công chức theo đó:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức theo đó:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Giải pháp khắc phục cho tình trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Thành phố Hà Nội xin nghỉ việc, thôi việc nhiều như hiện nay là gì? (Hình từ Internet)
Giải pháp khắc phục cho tình trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Thành phố Hà Nội xin nghỉ việc, thôi việc là gì?
Để khắc phục tình trạng đội ngũ các bộ, công chức, viên chức xin nghỉ việc đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ này, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề ra một số giải pháp trong Công văn 3256/UBND-SNV năm 2022 như sau:
- Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở. Cải thiện môi trường làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cạnh tranh lành mạnh, tạo cơ hội phát triển, gắn kết, gắn bó, ổn định của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Trên cơ sở các quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về xã hội hóa, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước... các Sở, ban, ngành chủ động nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ kịp thời đối với cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
- Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý có năng lực, uy tín để tổ chức tốt công việc, tạo niềm tin, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức làm việc.
- Đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức để tạo cơ hội, điều kiện phát triển, nhất là cán bộ, công chức, viên chức trẻ. Khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được tham gia học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc thông qua các chương trình, dự án đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và ngoài nước một cách thiết thực, cụ thể, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quy hoạch, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, có cơ chế, chính sách thỏa đáng, làm cơ sở định hướng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tạo tư tưởng yên tâm làm việc trong khu vực nhà nước.
- Tiếp tục đổi mới lề lối làm việc, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy nhanh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
- Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách nâng mức thu nhập bình quân đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị Thành phố theo Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 01/11/2018 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.
- Sau khi có hướng dẫn của Bộ Nội vụ giao Sở Nội vụ chủ trì, tham mưu,đề xuất chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài khu vực công; phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan chức năng hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng, tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo các quy định của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý, sử dụng và chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, công chức tạo môi trường thuận lợi cho cánh bộ, công chức, viên chức làm việc.
Trường hợp nào viên chức xin nghỉ việc nhưng chưa được giải quyết thôi việc?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải quyết thôi việc đối với viên chức
1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức và khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức khi kết thúc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
2. Viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b) Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo;
c) Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.
3. Thủ tục giải quyết thôi việc:
a) Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định.
4. Không thực hiện chế độ thôi việc đối với các trường hợp sau:
a) Viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị;
b) Viên chức đã có thông báo nghỉ hưu hoặc thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật;
c) Viên chức thuộc trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Viên chức.
Như vậy theo quy định trên viên chức xin nghỉ việc nhưng chưa được giải quyết thôi việc trong trường hợp sau:
- Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
- Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo;
- Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?