Giam cầm con để răn dạy có phải là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật hiện hành không?
Giam cầm con để răn dạy có phải là hành vi của bạo lực gia đình không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định hành vi bạo lực gia đình như sau:
Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
...
l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
...
Như vậy theo quy định của pháp luật thì hành vi cô lập, giam cầm con cái của bố, mẹ thuộc một trong những hành vi của bạo lực gia đình.
Giam cầm con để răn dạy có phải là hành vi của bạo lực gia đình không theo quy định của pháp luật không? (hình từ internet)
Người bố thực hiện hành vi bạo lực gia đình sẽ có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình
1. Người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:
a) Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
b) Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;
d) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.
2. Người có hành vi bạo lực gia đình là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình thì không được thực hiện quyền của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật quy định của Luật này đối với vụ việc bạo lực gia đình do mình thực hiện.
Theo quy định của pháp luật thì người bố có hành vi bạo lực gia đình phải chịu những trách nhiêm như sau:
- Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
- Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.
Ngoài ra, người bố là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của con thì không được thực hiện quyền của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật quy định của pháp luật đối với vụ việc bạo lực gia đình do mình thực hiện.
Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 được quy định như sau:
Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực về phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vây theo quy định của pháp luật thì việc hợp tác quốc tế thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế bao gồm những nội dung như sau:
- Tham gia tổ chức quốc tế;
- Ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bạo lực gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?