Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành phải có đủ điều kiện năng lực gì?
Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành phải có đủ điều kiện năng lực gì?
Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 21 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì:
Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
...
5. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, số lượng, quy mô các dự án cần phải quản lý và gồm các bộ phận chủ yếu sau:
...
b) Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định này; cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng có hạng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận
...
Theo quy định trên, giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành (hoặc Ban quản lý dự án khu vực) phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định 15/2021/NĐ-CP này. Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng có hạng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.
Dẫn chiếu đến Điều 73 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành phải có đủ điều kiện năng lực sau:
- Cá nhân đã được xét cấp chứng chỉ hành nghề quản lý;
- Và các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
+ Hạng I: Đã làm giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề tương ứng (thiết kế xây dựng hạng I; giám sát thi công xây dựng hạng I; định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
+ Hạng II: Đã làm giám đốc quản lý dự án của 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề tương ứng (thiết kế xây dựng hạng II; giám sát thi công xây dựng hạng II; định giá xây dựng hạng II) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
+ Hạng III: Đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm C trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành phải có đủ điều kiện năng lực gì? (Hình từ Internet)
Ai là người quyết định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành?
Người quyết định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành được quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
...
2. Thẩm quyền thành lập và tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được quy định như sau:
a) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực là đơn vị sự nghiệp công lập; thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được xác định theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, vốn khác, người đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực theo yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người quyết định thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành là người quyết định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành để quản lý dự án phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.
- Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công thì Ban quản lý dự án chuyên ngành là đơn vị sự nghiệp công lập, thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành được xác định theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập;
- Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, vốn khác thì thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành theo yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.
Để thực hiện dự án đầu tư xây dựng thì có bao nhiêu hình thức tổ chức quản lý dự án?
Để thực hiện dự án đầu tư xây dựng thì có bao nhiêu hình thức tổ chức quản lý dự án, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:
Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
b) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
c) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;
d) Tổ chức tư vấn quản lý dự án.
2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công khi người quyết định đầu tư giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án thuộc cùng chuyên ngành hoặc trên cùng một địa bàn.
3. Ban quản lý dự án, tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 152 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì để thực hiện dự án đầu tư xây dựng thì có các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
- Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;
- Tổ chức tư vấn quản lý dự án.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý dự án có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?