Giám đốc Trung tâm Truyền thông trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có thời gian công tác tối thiểu bao nhiêu năm?
- Giám đốc Trung tâm Truyền thông trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phái có thời gian công tác tối thiểu bao nhiêu năm?
- Người đã từng bị kỷ luật khiển trách có được bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
- Giám đốc Trung tâm Truyền thông trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có năng lực như thế nào?
Giám đốc Trung tâm Truyền thông trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phái có thời gian công tác tối thiểu bao nhiêu năm?
Theo điểm a khoản 3 Điều 6 Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 189/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc
...
3. Điều kiện
a) Đã có thời gian công tác từ đủ 10 năm trở lên đối với chức danh Thủ trưởng, từ đủ 08 năm trở lên đối với chức danh Phó Thủ trưởng (không kể thời gian tập sự), trong đó có thời gian công tác trong Ngành ít nhất 03 năm. Trường hợp tiếp nhận ngoài Ngành (bao gồm trường hợp có thời gian công tác trong Ngành dưới 03 năm) có ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và vị trí việc làm phù hợp thì không tính thời gian công tác trong Ngành.
b) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, không vi phạm Quy định số 58-QĐ/TW ngày 08/02/2022 của Bộ Chính trị một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
c) Đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên.
Theo đó, Giám đốc Trung tâm Truyền thông trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thời gian công tác từ đủ 10 năm trở lên (không kể thời gian tập sự), trong đó có thời gian công tác trong Ngành ít nhất 03 năm.
Trường hợp tiếp nhận ngoài Ngành (bao gồm trường hợp có thời gian công tác trong Ngành dưới 03 năm) có ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và vị trí việc làm phù hợp thì không tính thời gian công tác trong Ngành.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Người đã từng bị kỷ luật khiển trách có được bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Theo khoản 7 Điều 5 Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 189/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Điều kiện bổ nhiệm
...
6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và pháp luật; Không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
7. Trường hợp bị kỷ luật thì không phân công, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật trong khoảng thời gian như sau (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật):
- 12 tháng đối với hình thức kỷ luật Khiển trách.
- 30 tháng đối với hình thức kỷ luật Cảnh cáo.
- 60 tháng đối với hình thức kỷ luật Cách chức.
8. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo đó, người đang giữ chức vụ thấp hơn bị kỷ luật khiển trách thì trong thời hạn 12 tháng không được bổ nhiệm trở thành Giám đốc Trung tâm Truyền thông trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có năng lực như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 189/QĐ-BHXH năm 2023, Giám đốc Trung tâm Truyền thông phải có năng lực như sau:
- Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học; Có khả năng phát hiện những vấn đề mới, khó, vấn đề mang tính đột phá và những hạn chế, bất cập trong tham gia xây dựng và thực hiện chính sách; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Có năng lực quản lý, điều hành các hoạt động của đơn vị; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
- Có năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển Ngành.
- Có khả năng nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp quy hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc nghiên cứu xây dựng hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy, các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
- Có khả năng tổng kết thực tiễn để tham mưu giúp lãnh đạo Ngành hoạch định chiến lược quản lý vĩ mô; phân tích, dự báo, định hướng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ của đơn vị và phục vụ cho hoạt động chung của Ngành.
- Có khả năng tham gia biên soạn tài liệu tập huấn, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm cho cấp dưới.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu chức danh, vị trí việc làm được bổ nhiệm.
- Có khả năng tập hợp, quy tụ công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị; được công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị tín nhiệm.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?