Giám sát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì? Phương thức giám sát hải quan?

Giám sát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì? Mẫu đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quy định thế nào? Câu hỏi của chị N từ Cần Thơ.

Giám sát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Giám sát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được định nghĩa tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 13/2015/TT-BTC như sau:

Giải thích từ ngữ
...
5. Giám sát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
...

Theo đó, giám sát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.

Giám sát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì? Phương thức giám sát hải quan?

Giám sát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì? (Hình từ Internet)

Giám sát hải quan được thực hiện bằng những phương thức nào?

Phương thức giám sát hải quan được quy định tại Điều 38 Luật Hải quan 2014 như sau:

Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan
1. Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
a) Niêm phong hải quan;
b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
3. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
4. Thời gian giám sát hải quan:
a) Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
c) Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;
d) Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này.

Như vậy, theo quy định, giám sát hải quan được thực hiện bằng 3 phương thức sau đây:

(1) Niêm phong hải quan;

(2) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;

(3) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.

Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp.

Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.

Mẫu đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quy định thế nào?

Mẫu đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 13/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BTC) như sau:

Nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
1. Người nộp Đơn đề nghị gửi hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đến Tổng cục Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, gồm:
a) Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo mẫu số 01 - ĐĐN/SHTT/2020 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này;
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng;
...

Như vậy, mẫu đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quy định theo mẫu số 01 - ĐĐN/SHTT/2020 Phụ lục ban hành kèm Thông tư 13/2020/TT-BTC.

Mẫu đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quy định thế nào?

TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giám sát hải quan

Nguyễn Thị Hậu

Giám sát hải quan
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám sát hải quan có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giám sát hải quan
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phương tiện vận tải có là đối tượng chịu sự giám sát hải quan? Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải?
Pháp luật
Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
Pháp luật
Kho CFS là gì? Mẫu báo cáo hàng hóa nhập xuất tồn kho CFS của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho CFS?
Pháp luật
Mục đích của việc giám sát hải quan là gì? Đối tượng phải làm thủ tục hải quan phải chịu sự giám sát hải quan đúng không?
Pháp luật
Giám sát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì? Phương thức giám sát hải quan?
Pháp luật
Ứng dụng mã vạch trong công tác giám sát hải quan? Lợi ích của việc ứng dụng mã vạch trong công tác giám sát hải quan là gì?
Pháp luật
Phương tiện vận tải không nhằm mục đích thương mại nhập cảnh, xuất cảnh phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất sẽ được thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày 25/4/2022 theo Công văn mới nhất của Tổng cục hải quan?
Pháp luật
Bổ sung các quy định về điều kiện giám sát hải quan được thực hiện như thế nào? Chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan được bổ sung những gì?
Pháp luật
Đối tượng nào chịu sự giám sát hải quan? Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào