Giám sát thi công công trình xây dựng có phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
- Giám sát thi công công trình xây dựng có phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
- Nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động làm giám sát thi công công trình xây dựng gồm những gì?
- Thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động lần đầu đối với người lao động làm giám sát thi công công trình xây dựng là bao lâu?
Giám sát thi công công trình xây dựng có phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) như sau:
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
...
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH quy định:
Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động, trừ đối tượng là người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.
Bên cạnh đó, căn cứ Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
DANH MỤC
CÔNG VIỆC CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
...
11. Điều tra quy hoạch rừng; khảo sát địa chất, địa hình, thực địa biển, địa vật lý; khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí; chế tạo, sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình, thiết bị trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, khai thác dầu khí, các sản phẩm của dầu khí trên biển và trên đất liền.
12. Các công việc xây dựng gồm: Giám sát thi công; khảo sát xây dựng; thi công, lắp đặt đối với công trình; sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình; vận hành, chạy thử công trình.
...
Theo quy định, giám sát thi công công trình xây dựng thuộc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
Do đó, người lao động làm giám sát thi công công trình xây dựng phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. (Nhóm 3)
Giám sát thi công công trình xây dựng có phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không? (Hình từ Interner)
Nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động làm giám sát thi công công trình xây dựng gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động làm giám sát thi công công trình xây dựng bao gồm:
(1) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
(2) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
- Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động;
- Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động;
- Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
- Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
- Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân;
- Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
(3) Nội dung huấn luyện chuyên ngành:
- Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm;
- Quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động;
- Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
Thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động lần đầu đối với người lao động làm giám sát thi công công trình xây dựng là bao lâu?
Thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) như sau:
Thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, theo quy định, tổng thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động lần đầu đối với người lao động làm giám sát thi công công trình xây dựng ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?