Giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần tại kết luận của Thủ tướng Chính phủ ra sao?
Giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần tại kết luận của Thủ tướng Chính phủ ra sao?
Ngày 31/5/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 249/TB-VPCP năm 2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Theo đó, ngày 26 tháng 5 năm 2024, tại Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” và làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về đánh giá kết quả phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Cùng dự làm việc có đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiệt liệt biểu dương, đánh giá cao và cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ, đồng hành có hiệu quả của Công đoàn Việt Nam, đoàn viên và người lao động cả nước trong thời gian qua. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ đưa ra một số kết luận Sau khi nghe đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo kết quả phối hợp công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Trong đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị về giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần:
Thủ tướng chính phủ Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, rà soát, đánh giá, đề xuất chính sách giảm giờ làm đối với người lao động, bảo đảm phù hợp với thực tiễn về quá trình nâng cao năng suất lao động của Việt Nam hiện nay và trình độ phát triển của đất nước.
Giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần tại kết luận của Thủ tướng Chính phủ ra sao? (Hình từ Internet)
Thời giờ làm việc bình thường hiện nay ra sao?
Về thời giờ làm việc bình thường hiện nay được Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Như vậy, người sử dụng lao động phải đảm bảo số giờ làm bình thường của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần đối với thời giờ làm việc bình thường.
Trường hợp làm việc theo tuần, thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.
Thời gian làm thêm giờ tối đa của người lao động là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định giới hạn số giờ làm thêm như sau:
Giới hạn số giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động phải bảo đảm tổng số giờ làm việc của người lao động như sau:
- Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, nếu áp dụng chế độ làm việc theo ngày thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm giờ của người lao động sẽ không quá 12 giờ/ngày.
- Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần.
- Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định tổng số thời gian làm thêm giờ không quá 200 giờ/năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì người lao động được làm thêm giờ nhưng không quá 300 giờ/năm.
Phan Thị Phương Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thời giờ làm việc bình thường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?