Giàn cố định trên biển là gì? Hồ sơ kỹ thuật về việc giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển gồm những gì?

Xin hỏi, hồ sơ kỹ thuật về việc giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển gồm những gì? Việc giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Đây là câu hỏi của anh T.P đến từ Trà Vinh.

Giàn cố định trên biển là gì?

Giàn cố định trên biển được giải thích tại tiết 3.2.4 tiểu mục 3.2 Mục 3 Phần I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 49:2012/BGTVT/SĐ1:2017 như sau:

3.2.4. Giàn cố định trên biển (fixed offshore platform) là công trình được xây dựng, lắp đặt cố định trên biển và sử dụng để phục vụ hoạt động dầu khí. Giàn gồm các kiểu sau đây:
3.2.4.1. Giàn được cố định bằng cọc (jacket platform) là giàn có kết cấu khung không gian được cố định với đáy biển bằng cọc. Kết cấu khung không gian có thể được thiết kế để truyền trực tiếp các tải trọng chức năng xuống đáy biển hoặc làm vỏ bọc cho các cọc đỡ các tải trọng chức năng này.
3.2.4.2. Giàn trọng lực (gravity based platform) là giàn tựa lên đáy biển và duy trì tính ổn định tại một vị trí cố định chủ yếu bởi trọng lực của nó.
3.2.4.3. Giàn tháp mềm (compliant tower) là một tháp được cố định với đáy biển, có độ đàn hồi đủ để chống lại các tải trọng sóng chủ yếu bởi lực quán tính.

Như vậy, giàn cố định trên biển là công trình được xây dựng, lắp đặt cố định trên biển và sử dụng để phục vụ hoạt động dầu khí.

Giàn gồm các kiểu sau đây:

- Giàn được cố định bằng cọc;

- Giàn trọng lực;

- Giàn tháp mềm.

Giàn cố định trên biển

Giàn cố định trên biển (Hình từ Internet)

Việc giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?

Việc giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại tiết 1.2.1 tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 49:2012/BGTVT/SĐ1:2017 như sau:

1. Phân cấp và giám sát kỹ thuật
...
1.2. Giám sát kỹ thuật
1.2.1. Quy định chung
...
1.2.1.2. Nguyên tắc giám sát kỹ thuật
1.2.1.2.1. Phương pháp giám sát chính: Đăng kiểm thực hiện việc giám sát theo những trình tự được quy định trong Quy chuẩn này và các hướng dẫn liên quan đồng thời cũng có thể tiến hành kiểm tra đột xuất bất cứ hạng mục nào phù hợp với Quy chuẩn này trong trường hợp cần thiết.
1.2.1.2.2. Để thực hiện công tác giám sát, chủ giàn, các cơ sở chế tạo và dựng lắp giàn phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đăng kiểm viên tiến hành kiểm tra, thử nghiệm vật liệu và các sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm kể cả việc đăng kiểm viên được đi đến tất cả những nơi sản xuất, thử nghiệm vật liệu và chế tạo các sản phẩm đó.
1.2.1.2.3. Các cơ quan thiết kế, chủ giàn, cơ sở chế tạo và dựng lắp giàn và các cơ sở chế tạo sản phẩm công nghiệp phải thực hiện các yêu cầu của Quy chuẩn này khi Đăng kiểm thực hiện công tác giám sát kỹ thuật.
1.2.1.2.4. Nếu dự định có những sửa đổi trong quá trình chế tạo liên quan đến vật liệu, kết cấu, máy móc, trang thiết bị và sản phẩm công nghiệp khác với hồ sơ thiết kế đã được thẩm định thì các bản vẽ hoặc tài liệu sửa đổi phải được trình cho Đăng kiểm xem xét và thẩm định thiết kế sửa đổi trước khi thi công.
1.2.1.2.5. Nếu có những bất đồng xảy ra trong quá trình giám sát giữa đăng kiểm viên và các cơ quan/xí nghiệp (chủ giàn, nhà máy chế tạo giàn, nhà chế tạo vật liệu và sản phẩm) thì các cơ quan/xí nghiệp này có quyền đề xuất ý kiến của mình trực tiếp với Lãnh đạo Đăng kiểm để giải quyết.
1.2.1.2.6. Đăng kiểm có thể từ chối không thực hiện công tác giám sát, nếu nhà máy chế tạo và dựng lắp giàn hoặc xưởng chế tạo vi phạm có hệ thống những yêu cầu của Quy chuẩn này.
1.2.1.2.7. Trong trường hợp phát hiện thấy vật liệu hoặc sản phẩm có khuyết tật, nhưng đã được cấp giấy chứng nhận hợp lệ, thì có thể yêu cầu tiến hành thử nghiệm lại hoặc khắc phục những khuyết tật đó. Trong trường hợp không thể khắc phục được những khuyết tật đó, thì thu hồi hoặc hủy bỏ giấy chứng nhận đã cấp.
1.2.1.2.8. Hoạt động giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm không làm thay đổi công việc cũng như không thay cho trách nhiệm của các tổ chức kiểm tra kỹ thuật/chất lượng của chủ giàn, nhà máy/cơ sở chế tạo và dựng lắp, sửa chữa giàn, chế tạo vật liệu, máy móc và trang thiết bị lắp đặt trên giàn.
...

Như vậy, việc giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nêu trên.

Hồ sơ kỹ thuật về việc giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển gồm những gì?

Hồ sơ kỹ thuật về việc giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển gồm những tài liệu được quy định tại tiết 1.2.5 tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 49:2012/BGTVT/SĐ1:2017 như sau:

1. Phân cấp và giám sát kỹ thuật
...
1.2. Giám sát kỹ thuật
...
1.2.5. Hồ sơ kỹ thuật
1.2.5.1. Trình thẩm định hồ sơ thiết kế
1.2.5.1.1. Trước khi bắt đầu chế tạo mới, hoán cải hoặc chế tạo vật liệu và các sản phẩm chịu sự giám sát của Đăng kiểm, người thiết kế và nhà chế tạo phải trình Đăng kiểm thẩm định hồ sơ thiết kế với khối lượng được quy định trong Quy chuẩn này.
1.2.5.1.2. Khối lượng hồ sơ trình Đăng kiểm thẩm định đối với những giàn và sản phẩm có kiểu và/hoặc kết cấu đặc biệt trong từng trường hợp cụ thể sẽ được Đăng kiểm xem xét và chấp thuận riêng.
1.2.5.2. Sửa đổi thiết kế đã thẩm định
Sau khi thiết kế đã được Đăng kiểm thẩm định, nếu người thiết kế muốn thay đổi thiết kế thì phải trình Đăng kiểm hồ sơ thiết kế sửa đổi kèm theo ý kiến chấp thuận của chủ giàn để Đăng kiểm thẩm định trước khi tiến hành thi công.

Theo đó, hồ sơ kỹ thuật về việc giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển được quy định cụ thể trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giàn cố định trên biển

Nguyễn Nhật Vy

Giàn cố định trên biển
Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giàn cố định trên biển có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giàn cố định trên biển Quy chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Pháp luật
Đồ chơi trẻ em mới 100% mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam? Tổ chức nhập khẩu đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải làm gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn có được xây dựng trên dựa trên kinh nghiệm thực tiễn không? Tiêu chuẩn quốc gia được hủy bỏ dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Việc lắp đặt nồi hơi và bình chịu áp lực có thiết kế lắp đặt, thiết kế phải tuân thủ những yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Nhà hàng có cần tuân thủ quy định về tiếng ồn không? Nếu có thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn của nhà hàng là bao nhiêu?
Pháp luật
Kíp nổ điện vi sai an toàn là gì? Chỉ tiêu kỹ thuật của kíp nổ điện vi sai an toàn? Kíp nổ điện vi sai an toàn được bao gói bằng gì?
Pháp luật
Hào kỹ thuật là gì? Cấu tạo hào kỹ thuật bao gồm? Độ sâu hào kỹ thuật được xác định dựa theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Nước khoáng thiên nhiên đóng chai được khai thác trực tiếp từ đâu? Việc ghi nhãn phải tuân thủ các quy định nào?
Pháp luật
Đất dân dụng là gì? Khi tổ chức không gian toàn đô thị việc tính toán chỉ tiêu đất dân dụng phải đảm bảo nguyên tắc nào? Chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị?
Pháp luật
Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật và mã nhận dạng khung xe mới nhất áp dụng từ ngày 05/12/2024?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào