Giao dịch hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được tính từ khi nào? Phương thức thực hiện hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định ra sao?

Giao dịch hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được tính từ khi nào? Phương thức thực hiện hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định ra sao? Thanh toán bù trừ trong giao dịch hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định thế nào? Câu hỏi của anh Huy (Huế).

Giao dịch hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được tính từ khi nào?

Căn cứ Điều 40 Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định về thời hạn giao dịch hợp đồng như sau:

Thời hạn giao dịch hợp đồng
1. Thời hạn giao dịch hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng cho đến phiên giao dịch cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng.
2. Ngay sau khi hết thời hạn giao dịch hợp đồng, các bên nắm giữ hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng.

Theo đó, thời hạn giao dịch hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng cho đến phiên giao dịch cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng.

Đồng thời cũng theo quy định này, ngay sau khi hết thời hạn giao dịch hợp đồng, các bên nắm giữ hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng.

Mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch hàng hóa

Mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch hàng hóa (hình từ Internet)

Phương thức thực hiện hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 41 Nghị định 158/2006/NĐ-CP bị thay thế bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 51/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Phương thức thực hiện hợp đồng
1. Các bên giao dịch hợp đồng kỳ hạn có thể lựa chọn thực hiện hợp đồng theo một trong hai phương thức dưới đây:
a) Thanh toán bù trừ qua Trung tâm thanh toán bù trừ vào phiên cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng;
b) Giao nhận hàng hoá qua Trung tâm giao nhận hàng hoá.
2. Các bên giao dịch hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn thực hiện theo một trong hai phương thức dưới đây:
a) Thực hiện quyền chọn theo các phương thức quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Không thực hiện quyền chọn.
3. Trước ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng, theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, Sở Giao dịch hàng hóa phải yêu cầu các thành viên kinh doanh lựa chọn việc thực hiện hợp đồng theo các phương thức được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Các thành viên kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá.
5. Trường hợp lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá, trong một thời hạn nhất định theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh có nghĩa vụ:
a) Nộp tiền vào tài khoản nếu là bên mua;
b) Giao hàng vào Trung tâm giao nhận hàng hoá nếu là bên bán.

Theo đó, tùy thuộc vào loại hợp đồng mà các bên các bên giao dịch hợp đồng mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch hàng hóa có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong các phương thức thực hiện hợp đồng, cụ thể như sau:

(1) Đối với hợp đồng kỳ hạn có thể lựa chọn thực hiện hợp đồng theo một trong hai phương thức dưới đây:

- Thanh toán bù trừ qua Trung tâm thanh toán bù trừ vào phiên cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng;

- Giao nhận hàng hoá qua Trung tâm giao nhận hàng hoá.

(2) Đối với hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn thực hiện theo một trong hai phương thức dưới đây:

- Các bên lựa chọn một trong hai phương thức sau:

+ Thanh toán bù trừ qua Trung tâm thanh toán bù trừ vào phiên cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng;

+ Giao nhận hàng hoá qua Trung tâm giao nhận hàng hoá.

- Không thực hiện quyền chọn.

Thanh toán bù trừ trong giao dịch hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 42 Nghị định 158/2006/NĐ-CP bị sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 51/2018/NĐ-CP quy định về thanh toán bù trừ như sau:

Thanh toán bù trừ
1. Trung tâm thanh toán bù trừ có trách nhiệm thông báo cho thành viên kinh doanh số dư tài khoản hàng ngày của thành viên được thanh toán bù trừ với giá giao dịch đóng cửa của ngày giao dịch đó.
2. Việc bù trừ giao dịch phải được thực hiện phù hợp với số lượng hàng hóa và số tiền ghi trong các chứng từ giao dịch.

Theo đó, việc thanh toán bù trừ trong giao dịch hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định như sau:

- Trung tâm thanh toán bù trừ có trách nhiệm thông báo cho thành viên kinh doanh số dư tài khoản hàng ngày của thành viên được thanh toán bù trừ với giá giao dịch đóng cửa của ngày giao dịch đó.

- Việc bù trừ giao dịch phải được thực hiện phù hợp với số lượng hàng hóa và số tiền ghi trong các chứng từ giao dịch.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sở Giao dịch hàng hóa

Phạm Thị Xuân Hương

Sở Giao dịch hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sở Giao dịch hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sở Giao dịch hàng hóa
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa có bao gồm Dự thảo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa không?
Pháp luật
Thành lập Sở giao dịch hàng hóa thì cần vốn điều lệ bao nhiêu và điều kiện thành lập gồm những gì?
Pháp luật
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có phải là hoạt động thương mại không? Trường hợp nào Sở Giao dịch hàng hóa được thay đổi thời gian giao dịch?
Pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài có được góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam theo quy định hiện nay không?
Pháp luật
Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá có được phép là một bên của hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá hay không?
Pháp luật
Để trở thành thành viên môi giới của Sở Giao dịch hàng hóa phải có vốn điều lệ là bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có bắt buộc phải ký hợp đồng môi giới với khách hàng không?
Pháp luật
Bộ Công Thương ra quyết định phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa trong bao lâu?
Pháp luật
Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố nội dung Giấy phép thành lập trong bao nhiêu số báo theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Khi bị thu hồi giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa có phải nộp bản gốc Giấy phép đến cơ quan có thẩm quyền hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào