Giáo dục và phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm có phải là biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm hay không?
- Giáo dục và phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm có phải là biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm hay không?
- Thông báo ngộ độc thực phẩm cho người có liên quan để khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm có được không?
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm?
Giáo dục và phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm có phải là biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm hay không?
Căn cứ Điều 52 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm như sau:
Phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân phát hiện dấu hiệu liên quan đến sự cố về an toàn thực phẩm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
2. Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm bao gồm:
a) Bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm;
b) Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;
c) Kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
d) Phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm;
đ) Điều tra, khảo sát và lưu trữ các số liệu về an toàn thực phẩm;
e) Lưu mẫu thực phẩm.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương.
4. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đối với những sự cố về an toàn thực phẩm ở nước ngoài có nguy cơ ảnh hưởng đến Việt Nam thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
5. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng hệ thống cảnh báo sự cố an toàn thực phẩm.
Theo quy định, có 06 biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm bao gồm:
(1) Bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm;
(2) Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;
(3) Kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
(4) Phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm;
(5) Điều tra, khảo sát và lưu trữ các số liệu về an toàn thực phẩm;
(6) Lưu mẫu thực phẩm.
Như vậy, giáo dục và phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm là một trong các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Giáo dục và phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm có phải là biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm hay không? (Hình từ Internet)
Thông báo ngộ độc thực phẩm cho người có liên quan để khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm có được không?
Căn cứ khoản 2 Điều 53 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm như sau:
Khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra trong nước hoặc nước ngoài nhưng có ảnh hưởng tới Việt Nam phải khai báo với cơ sở y tế, Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương để có biện pháp khắc phục kịp thời.
2. Các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm bao gồm:
a) Phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người;
b) Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh;
c) Đình chỉ sản xuất, kinh doanh; thu hồi và xử lý thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh đang lưu thông trên thị trường;
d) Thông báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan;
đ) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
...
Theo đó, có các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm như sau:
- Phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người;
- Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh;
- Đình chỉ sản xuất, kinh doanh; thu hồi và xử lý thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh đang lưu thông trên thị trường;
- Thông báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
Như vậy, theo quy định, có thể thông báo ngộ độc thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan để khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm?
Căn cứ khoản 4 Điều 53 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
Khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm
..
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Quy định cụ thể việc khai báo sự cố về an toàn thực phẩm;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra ở nước ngoài có nguy cơ ảnh hưởng tới Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm mà gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm như sau:
- Quy định cụ thể việc khai báo sự cố về an toàn thực phẩm;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra ở nước ngoài có nguy cơ ảnh hưởng tới Việt Nam.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?