Giáo trình đào tạo trình độ đại học phải đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nội dung kiến thức của học phần giảng dạy?

Cho tôi hỏi giáo trình đào tạo trình độ đại học phải đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nội dung kiến thức của học phần giảng dạy? Cơ sở đào tạo có thể tiến hành biên soạn giáo trình bằng các hình thức nào? Câu hỏi của anh Lộc từ TP.HCM

Khi biên soạn giáo trình đào tạo trình độ đại học cần đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu gì?

Theo Điều 4 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT thì giáo trình đào tạo cho trình độ đại học cần đảm các yêu cầu sau:

(1) Giáo trình là tài liệu chính được sử dụng cho một cơ sở đào tạo dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu của một học phần trong chương trình đào tạo. Giáo trình phải được xuất bản dưới dạng sách và tên đặt cho giáo trình phải không dẫn đến hiểu nhầm là giáo trình sử dụng chung trong các cơ sở đào tạo.

(2) Giáo trình phải cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong mỗi học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, bảo đảm chất lượng đào tạo.

(3) Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng, đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần.

(4) Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, bảo đảm cân đối giữa lý thuyết và thực hành; phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới của khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội đã được kiểm chứng và công nhận.

(5) Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, nội dung trích dẫn đưa vào giáo trình phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu về mục tiêu của giáo trình, bảo đảm tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan.

(6) Ngôn ngữ dùng để biên soạn giáo trình là tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài và phải bảo đảm thống nhất với ngôn ngữ giảng dạy học phần.

(7) Cơ sở đào tạo quy định về nội dung, cấu trúc, hình thức và các yêu cầu cụ thể đối với giáo trình của cơ sở đào tạo, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

Giáo trình đào tạo trình độ đại học phải đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nội dung kiến thức của học phần giảng dạy?

Giáo trình đào tạo trình độ đại học phải đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nội dung kiến thức của học phần giảng dạy? (Hình từ Internet)

Giáo trình đào tạo trình độ đại học phải đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nội dung kiến thức của học phần giảng dạy?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT quy định về việc sử dụng giáo trình đào tạo trình độ đại học như sau:

Sử dụng giáo trình và tài liệu để giảng dạy
1. Đối với các giáo trình đã xuất bản, cơ sở đào tạo được cung cấp, phát, tặng, cho, cho thuê, trao đổi, cho mượn, làm tài liệu dùng chung, cung cấp cho nguồn tài nguyên giáo dục mở để đưa xuất bản phẩm đến với người sử dụng bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Giáo trình đã được phê duyệt của cơ sở đào tạo phải được sử dụng là tài liệu chính dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu học phần, trong đó một giáo trình có thể sử dụng cho nhiều học phần có nội dung phù hợp hoặc học phần có nội dung tương đồng.
3. Đối với đào tạo trình độ đại học, cơ sở đào tạo phải bảo đảm mỗi học phần có ít nhất một giáo trình là tài liệu chính dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu học phần, trong đó nội dung của giáo trình phải đáp ứng tối thiểu 70% nội dung kiến thức của học phần giảng dạy.
4. Đối với đào tạo trình độ thạc sĩ, cơ sở đào tạo phải bảo đảm có giáo trình là tài liệu chính dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu với mỗi học phần của chương trình đào tạo; trường hợp với học phần chưa có giáo trình, cơ sở đào tạo phải bảo đảm có tài liệu để giảng dạy thay cho giáo trình, trong đó nội dung của giáo trình hoặc tài liệu để giảng dạy thay cho giáo trình của mỗi học phần phải đáp ứng tối thiểu 70% nội dung kiến thức của học phần giảng dạy.
...

Như vậy, giáo trình đào tạo trình độ đại học phải đáp ứng tối thiểu 70% nội dung kiến thức của học phần giảng dạy.

Cũng theo quy định này thì cơ sở đào tạo phải bảo đảm mỗi học phần có ít nhất một giáo trình đào tạo là tài liệu chính dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu học phần.

Cơ sở đào tạo cho thể biên soạn giáo trình đào tạo trình độ đại học theo các hình thức nào?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT quy định về việc biên soạn giáo trình như sau:

Biên soạn giáo trình
1. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức việc biên soạn các giáo trình đã xác định cần biên soạn theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này theo các hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đối với các đơn vị, cá nhân ở trong và ngoài cơ sở đào tạo, đảm bảo theo các quy định của cơ sở đào tạo và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Chủ biên hoặc đồng chủ biên, người biên soạn nhận nhiệm vụ biên soạn giáo trình theo đề cương chi tiết của giáo trình và chịu trách nhiệm trước cơ sở đào tạo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chuyên môn của giáo trình và có trách nhiệm giải trình khi được yêu cầu.
3. Giáo trình biên soạn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này và các yêu cầu khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
4. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể về các yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí của giáo trình được biên soạn và quy trình biên soạn giáo trình; quy định về tiêu chuẩn, thành phần, số lượng các thành viên tham gia biên soạn giáo trình; quy định quyền hạn và trách nhiệm của cơ sở đào tạo, của tác giả, người biên soạn, chủ biên hoặc đồng chủ biên và các bên có liên quan trong việc biên soạn giáo trình của cơ sở đào tạo.

Theo đó, hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức việc biên soạn các giáo trình đã xác định cần biên soạn theo các hình thức như:

- Giao nhiệm vụ, đặt hàng;

- Đấu thầu đối với các đơn vị, cá nhân ở trong và ngoài cơ sở đào tạo.

Lưu ý: Việc biên soạn giáo trình phải đảm bảo theo các quy định của cơ sở đào tạo và các quy định của pháp luật có liên quan.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đào tạo trình độ đại học

Trần Thành Nhân

Đào tạo trình độ đại học
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đào tạo trình độ đại học có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo trình độ đại học
MỚI NHẤT
Pháp luật
Năm 2024, khi mở ngành đào tạo trình độ đại học mới thì các trường đại học phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm xây dựng đề xuất chủ trương mở ngành đào tạo trình độ đại học tại cơ sở đào tạo?
Pháp luật
Các trường đại học có phải công khai danh mục tài liệu tham khảo trên trang thông tin điện tử của mình hay không?
Pháp luật
Học song bằng là gì? Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học song bằng là bao lâu?
Pháp luật
Mẫu đơn xin chuyển lịch thi cho sinh viên? Điểm học phần của sinh viên được tính và phân mức như thế nào?
Pháp luật
Các trường đại học có được thay đổi chương trình đào tạo đã công bố hay không? Có bao nhiêu hình thức đào tạo trình độ đại học?
Pháp luật
Trường đại học phải công khai chương trình đào tạo cho người học vào thời điểm nào? Có bao nhiêu phương thức tổ chức đào tạo trình độ đại học?
Pháp luật
Giáo trình đào tạo trình độ đại học phải đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nội dung kiến thức của học phần giảng dạy?
Pháp luật
Sinh viên năm cuối chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế muốn chuyển ngành học khác có được không?
Pháp luật
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo trình độ đại học? Các trường đại học có được tự quy định số tín chỉ sinh viên phải học không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào