Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có được tự ý tiếp xúc, gặp gỡ thân nhân của học sinh hay không?
- Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có được tự ý tiếp xúc, gặp gỡ thân nhân của học sinh hay không?
- Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có những quyền hạn gì?
- Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng phải tham dự bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, tâm lý và nghiệp vụ Giáo viên chủ nhiệm mấy năm một lần?
Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có được tự ý tiếp xúc, gặp gỡ thân nhân của học sinh hay không?
Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định như sau:
Những việc Giáo viên chủ nhiệm không được làm
1. Vay, mượn, xin, mua, bán, trao đổi tiền, đồ vật của học sinh dưới bất kỳ hình thức nào; nhận lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất từ học sinh hoặc thân nhân của học sinh.
2. Tiếp xúc, gặp gỡ thân nhân của học sinh nhằm mục đích vụ lợi. Trường hợp tiếp xúc với thân nhân học sinh để phối hợp quản lý, giáo dục học sinh thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng và phải tiếp xúc tại nhà thăm gặp hoặc phòng tiếp công dân của trường giáo dưỡng.
3. Cho học sinh sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc trái quy định, để cho học sinh tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm.
4. Có lời nói, hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, phân biệt đối xử với học sinh không đúng quy định.
5. Làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến học sinh.
Căn cứ trên quy định Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng không được tự ý tiếp xúc, gặp gỡ thân nhân của học sinh nhằm mục đích vụ lợi.
Tuy nhiên, trường hợp tiếp xúc với thân nhân học sinh để phối hợp quản lý, giáo dục học sinh thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng và phải tiếp xúc tại nhà thăm gặp hoặc phòng tiếp công dân của trường giáo dưỡng.
Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có những quyền hạn gì?
Theo Điều 9 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có những quyền hạn như sau:
- Giáo viên chủ nhiệm trong khi làm nhiệm vụ được áp dụng các biện pháp chuyên môn theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để quản lý, giáo dục học sinh.
- Định kỳ 01 năm một lần tổ chức Đại hội học sinh, lựa chọn, giới thiệu học sinh thuộc Đội hoặc Tổ do mình phụ trách để bầu vào Ban tự quản học sinh;
- Đề xuất bãi miễn thành viên Ban tự quản thuộc Đội hoặc Tổ học sinh khi học sinh đó vi phạm nội quy trường giáo dưỡng, không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ hoặc vì lý do chính đáng khác và làm báo cáo đề xuất với Đội nghiệp vụ có liên quan trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận Ban tự quản theo định kỳ 01 năm 01 lần hoặc trong trường hợp cần thiết.
- Phối hợp với các đội nghiệp vụ có liên quan để phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng; kiểm duyệt thư, quà khi học sinh nhận, gửi.
- Phối hợp với các đội nghiệp vụ đề xuất hoặc tham gia các cuộc họp xét, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh do mình phụ trách.
Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng phải tham dự bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, tâm lý và nghiệp vụ Giáo viên chủ nhiệm mấy năm một lần?
Theo Điều 4 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định như sau:
Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Giáo viên chủ nhiệm
1. Định kỳ hai năm một lần, Giáo viên chủ nhiệm phải tham dự bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, tâm lý và nghiệp vụ Giáo viên chủ nhiệm do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng tổ chức.
2. Nội dung bồi dưỡng
a) Quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động của Giáo viên chủ nhiệm;
b) Công tác quản lý, giáo dục, tổ chức lao động, đào tạo nghề nghiệp, thực hiện chế độ, chính sách và tổ chức phát động các phong trào thi đua cho học sinh;
c) Các nội dung khác có liên quan đến yêu cầu, nhiệm vụ công tác của Giáo viên chủ nhiệm.
3. Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng có trách nhiệm biên soạn, phát hành tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Giáo viên chủ nhiệm.
Căn cứ trên quy định Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng phải tham dự bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, tâm lý và nghiệp vụ Giáo viên chủ nhiệm định kỳ 02 năm một lần do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng tổ chức.
Nội dung bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, tâm lý và nghiệp vụ Giáo viên chủ nhiệm bao gồm:
- Quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động của Giáo viên chủ nhiệm;
- Công tác quản lý, giáo dục, tổ chức lao động, đào tạo nghề nghiệp, thực hiện chế độ, chính sách và tổ chức phát động các phong trào thi đua cho học sinh;
- Các nội dung khác có liên quan đến yêu cầu, nhiệm vụ công tác của Giáo viên chủ nhiệm.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường giáo dưỡng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?