Giáo viên trường tiểu học không được dạy thêm học sinh tiểu học? Xử lý hành vi ép buộc học sinh tiểu học học thêm thế nào?
Giáo viên trường tiểu học không được dạy thêm học sinh tiểu học đúng không?
Căn cứ theo Điều 31 Điều lệ Trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên
1. Hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên thực hiện theo quy định của ngành giáo dục và của pháp luật, trong đó cần chú ý:
a) Không xuyên tạc nội dung giáo dục, dạy sai nội dung kiến thức.
b) Không gian lận trong kiểm tra đánh giá, cố ý đánh giá sai kết quả giáo dục của học sinh.
c) Không ép buộc học sinh học thêm vì mục đích vật chất.
d) Không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén nội dung giáo dục.
đ) Không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác; không hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
2. Nhân viên không cản trở, gây khó khăn trong việc hỗ trợ, phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục học sinh và các công việc khác của nhà trường.
Theo đó, giáo viên trường tiểu học không được ép buộc học sinh học thêm vì mục đích vật chất.
Đồng thời, căn cứ Điều 4 Quy định về dạy, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định các trường hợp không được dạy thêm như sau:
Các trường hợp không được dạy thêm
1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Như vậy, giáo viên trường tiểu học không được dạy thêm đối với học sinh tiểu học, ngoại trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Giáo viên trường tiểu học không được dạy thêm học sinh tiểu học? Xử lý hành vi ép buộc học sinh tiểu học học thêm thế nào? (Hình từ Internet)
Xử lý hành vi ép buộc học sinh tiểu học học thêm đối với giáo viên trường tiểu học như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Quy định về dạy, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT như sau:
Xử lý vi phạm
1. Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định
Theo đó, giáo viên trường tiểu học có hành vi ép buộc học sinh tiểu học học thêm thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Ngoài ra, giáo viên là viên chức do Nhà nước quản lý có hành vi ép buộc học sinh tiểu học học thêm còn có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Học sinh tiểu học bắt đầu học lớp 1 vào năm mấy tuổi?
Học sinh tiểu học bắt đầu học lớp 1 vào năm mấy tuổi thì căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
...
Chiếu theo quy định trên, học sinh tiểu học bắt đầu học lớp 1 vào năm 06 tuổi.
Lưu ý:
Trong một số trường hợp, học sinh có thể học vượt lớp hoặc học ở độ tuổi cao hơn tuổi nêu trên, cụ thể tron các trường hợp sau:
(1) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
(2) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo dục tiểu học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả công tác năm dành cho công chức, viên chức, người lao động của BGDĐT chuẩn Quyết định 3086?
- Lịch thi ĐGNL Đại học Sư phạm 2025? Thi đánh giá năng lực Sư phạm Hà Nội 2025 vào ngày nào?
- Download mẫu hợp đồng thuê đất nông nghiệp theo chuẩn Nghị định 102 mới nhất? Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp tối đa?
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc được nghe kể? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?