Giấy chứng nhận hợp quy của thiết bị điện và điện tử được đánh giá theo phương thức 5 có giá trị hiệu lực mấy năm?

Tôi có câu hỏi là: Giấy chứng nhận hợp quy của thiết bị điện và điện tử được đánh giá theo phương thức 5 có giá trị hiệu lực mấy năm? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.P đến từ Đồng Nai.

Thiết bị điện và điện tử khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng được yêu cầu nào?

Thiết bị điện và điện tử khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng được yêu cầu được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN, được sửa đổi bởi tiểu mục 2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BKHCN/SĐ01:2016 như sau:

YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ
3.1 Lưu thông trên thị trường
Thiết bị điện và điện tử sản xuất trong nước, nhập khẩu, không bao gồm dây và cáp điện có điện áp dưới 50V và trên 1000V, phải được chứng nhận phù hợp với các yêu cầu về an toàn liên quan tại Mục 2 của Quy chuẩn này, gắn dấu hợp quy (CR) và thực hiện các biện pháp quản lý theo các quy định hiện hành trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Như vậy, theo quy định trên thì thiết bị điện và điện tử khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng được yêu cầu sau:

Thiết bị điện và điện tử sản xuất trong nước, nhập khẩu, không bao gồm dây và cáp điện có điện áp dưới 50V và trên 1000V, phải được chứng nhận phù hợp với các yêu cầu về an toàn liên quan tại Mục 2 của Quy chuẩn này, gắn dấu hợp quy (CR) và thực hiện các biện pháp quản lý theo các quy định hiện hành trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

thiết bị điện và điện tử

Giấy chứng nhận hợp quy của thiết bị điện và điện tử được đánh giá theo phương thức 5 có giá trị hiệu lực mấy năm? (Hình từ Internet)

Giấy chứng nhận hợp quy của thiết bị điện và điện tử được đánh giá theo phương thức 5 có giá trị hiệu lực mấy năm?

Giấy chứng nhận hợp quy của thiết bị điện và điện tử được đánh giá theo phương thức 5 có giá trị mấy năm, thì theo quy định tại tiết 3.2.1 tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN như sau:

YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ
3.2. Chứng nhận hợp quy đối với thiết bị điện và điện tử
3.2.1 Thiết bị điện và điện tử phải được đánh giá, chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 “thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất” được quy định trong Phụ lục II của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Giấy chứng nhận hợp quy khi đánh giá theo phương thức 5 có giá trị hiệu lực không quá ba (3) năm.
3.2.2 Trường hợp thiết bị điện và điện tử nhập khẩu theo lô hàng chưa được đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 quy định tại mục 3.2.1 của Quy chuẩn kỹ thuật này phải được đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 “thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá” được quy định trong Phụ lục II của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Giấy chứng nhận hợp quy khi đánh giá theo phương thức 7 chỉ có giá trị cho từng lô hàng nhập khẩu.

Như vậy, theo quy định trên thì Giấy chứng nhận hợp quy của thiết bị điện và điện tử được đánh giá theo phương thức 5 có giá trị hiệu lực không quá 03 năm.

Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm gì đối với thiết bị điện và điện tử?

Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm gì đối với thiết bị điện và điện tử, thì theo quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN, tiểu mục 7 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN04:2009/BKHCN/SĐ01:2016 như sau:

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra
Cơ quan kiểm tra chịu trách nhiệm theo quy định tại Chương IV, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định khác có liên quan.
4.2. Trách nhiệm của tổ chức chứng nhận hợp quy
Tổ chức chứng nhận hợp quy phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Thông tư 09/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
4.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ thiết bị điện và điện tử phải bảo đảm chất lượng theo quy định có liên quan của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu phải bảo đảm an toàn theo yêu cầu quy định tại Mục 2, thực hiện quy định tại Mục 3 của Quy chuẩn kỹ thuật này.
Doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu dây và cáp điện phải lưu giữ bản tiêu chuẩn chất lượng của dây và cáp điện được sử dụng để công bố và phải cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu. Ngôn ngữ của Bản tiêu chuẩn là tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Nếu bằng tiếng Anh thì phải có bản dịch tiếng Việt chính thức kèm theo. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về bản dịch tiếng Việt này.

Như vậy, cơ quan kiểm tra chịu trách nhiệm theo quy định tại Chương IV, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định khác có liên quan.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị điện tử

Bùi Thị Thanh Sương

Thiết bị điện tử
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thiết bị điện tử có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào